VẤN
ĐỀ KÝ SINH TRÙNG VÀ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Mục tiêu:
Sau khi học
xong bài này, học viên sẽ có khả năng trình bày được:
1.
Các vấn đề ký sinh trùng ở Việt
Nam
2.
Tác hại của ký sinh trùng đối
với sức khoẻ cộng đồng
3.
Ảnh hưởng của ký sinh trùng đối
với các cộng đồng dân cư
4.
Biện pháp phòng chống ký sinh
trùng cho cộng đồng
|
NỘI
DUNG
1.
KHÁI NIỆM:
Bệnh
ký sinh trùng ở người bao gồm nhiều loài, nhiều giồng thuộc nhiều ngành nhiều
lớp ký sinh trùng gây nên. Trong đó có 1 số nhóm có đặc điểm dịch tễ, đường lây
nhiễm, chẩn đoán, điều trị và phòng chống tương đối giống nhau. Do vậy với góc
độ Y tế công cộng, các bệnh ký sinh trùng được phân theo từng nhóm phù hợp với
công tác phòng chống, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Đó là những "vấn đề"
ký sinh trùng, mặc dầu sự sắp xếp này cũng chỉ mang tính chất tương đối.
2.
CÁC VẤN ĐỀ KÝ SINH TRÙNG Ở VIỆT NAM:
Việt
Nam là 1 nước nhiệt đới gió mùa, kinh tế đang phát triển, có nhiều tập quán vệ
sinh, ăn uống lạc hậu, mất vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho bệnh ký sinh
trùng phát triển.
Các vấn đề ký sinh trùng ở Việt Nam bao
gồm:
- Vấn
đề giun sán truyền qua đất.
- Vấn
đề giun sán truyền qua thực phẩm
-
Vấn đề giun sán đường máu.
-
Vấn đề đơn bào đường tiêu hoá
-
Vấn đề đơn bào đường sinh dục-tiết niệu.
-
Vấn đề đơn bào đường máu (chủ yếu là sốt rét).
-
Vấn đề tiết túc và vai trò truyền bệnh của chúng.
-
Vấn đề bệnh ký sinh trùng từ súc vật truyền sang người
3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, TÁC HẠI VÀ PHÒNG CHỐNG THUỘC CÁC VẤN
ĐỀ KÝ SINH TRÙNG.
3.1. Vấn đề giun sán truyền qua đất:
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ:
- Mầm
bệnh là trứng giun sán phát tán ở ngoại cảnh (đất).
- Đường
xâm nhập: qua đường miệng, đường da.
- Các
yếu tố nguy cơ:
o
Tập quán canh tác: bón phân tươi,
tuy rằng có nơi không bón phân tươi nhưng không có hố xí, mầm bệnh phát tán tự
do vào môi trường.
o
Tập quán ăn uống, ăn rau sống, uống
nước lã...
o
Dân trí thấp
o
Kinh tế nghèo
o
Cơ sở hạ tầng kém: hố xí không
hợp vệ sinh, không đủ nước sạch...
o
Điều kiện tự nhiên: nóng ẩm quanh
năm.
o
Vệ sinh môi trường kém.
- Mức
phổ biến: Giun sán truyền qua đất phổ biến trong cả nước. Đặc biệt giun đũa ở
miền Bắc có nơi > 90%. Giun móc cũng phổ biến trong cả nước, có nơi 80% thậm
chí 85%. Giun tóc nhiễm cao ở miền Bắc. Ấu trùng sán lợn tuy tỷ lệ thấp nhưng
gây nhiều nguy hiểm.
3.1.2. Tác hại của giun sán đối với sức
khoẻ cộng đồng:
Tuỳ
từng loại giun sán, tuỳ cường độ nhiễm, thời gian nhiễm và sức chịu đựng của
vật chủ mà bệnh giun sán gây tác hại nhiều hay
ít đối với con người.
Nói
chung có các tác hại sau:
- Gây
mất chất dinh dưỡng làm trẻ em thiếu chất, suy dinh dưỡng, người lớn giảm sức lao
động...
- Gây
thiếu máu, suy tuỷ....(giun móc)
- Gây
tắc ruột, lồng ruột, giun chui ống mật, chui ruột thừa, thủng ruột (giun đũa).
- Gây
triêu chứng thần kinh (co giật, động kinh, liệt...) giảm thị lực hoặc mù mắt
trong ấu trùng sán lợn.
- Các
cộng đồng chịu tác hại của giun sán truyền qua đất như:
o
Nông dân: nhất là nông dân trồng
rau màu, cây công nghiệp.
o
Công nhân làm đồ gốm
o
Công nhân công ty vệ sinh.
o
Dân cư đông đúc nhưng vệ sinh kém
o
Cộng đồng không có hố xí
3.1.3. Giải quyết vấn đề giun sán truyền
qua đất:
Muốn
phòng chống giun sán truyền qua đất cần dựa vào đặc điểm chu ký phát triển và
đường lây nhiễm để cắt đứt các mắt xích tồn tại của chúng.
- Quản
lý phân tốt: không bón phân tươi cho cây, xây dựng hố xí hợp vệ sinh để chống
phát tán mầm bệnh ra môi trường.
- Sử
dụng nước sạch
- Vệ
sinh ăn uống tốt (không ăn rau sống, không uống nước lã)
- Tăng
cường giáo dục sức khoẻ, nâng cao dân trí và phòng chống giun sán
- Mọi
người, mọi gia đình, mọi ngành cần tham gia phòng chống giun sán. Đó là xã hội
hoá công tác giun sán.
- Điều
trị hàng loạt, định kỳ cho toàn dân hoặc đối tượng có tỷ lệ nhiễm cao.
3.2. Vấn đề giun sán truyền qua thức ăn:
3.2.1. Đặc điểm dịch tễ:
- Nguồn
bệnh: ấu trùng sán từ trong thức ăn như thịt (sán dây, giun xoắn, Toxoplasma), cá (sán lá gan nhỏ, sán lá
ruột nhỏ), thực vật thuỷ sinh (sán lá ruột lớn, sán lá gan lớn...), trứng giun
sán trong rau, nước…
- Đường
xâm nhập: qua đường ăn uống.
- Các
nguy cơ:
o
Tập quán ăn uống: thức ăn sống như
thịt (nem thính, nem chua, tiết canh), thịt tái (phở tái, lẩu...) gỏi cá, cua
tôm sống, rau thuỷ sinh sống, uống nước lã.
o Sử dụng phân ngườ bón rau, nuôi cá.
o Dân trí thấp chưa hiểu về bệnh để phòng chống
o
Vệ sinh an toàn thực phẩm kém,
kiểm soát thú y không đầy đủ.
- Mức
độ phổ biến:
o
Sán lá gan nhỏ: ít nhất ở 24 tỉnh
o
Sán lá gan lớn: ít nhất ở 47 tỉnh
o
Sán lá phổi: ít nhất ở 10 tỉnh
o
SD/ATSL ít nhất ở 50 tỉnh
o
Giun đường ruột phổ biến trong
toàn quốc, có nới 80-90% nhiễm giun.
3.2.2. Tác hại và sức khoẻ cộng đồng:
- Người
nhiễm giun sán bị mất chất dinh dưỡng.
- Sán
lá gan nhỏ gây xơ gan, cổ chướng, ung thư gan
- Sán
lá gan lớn gây tổn thương gan cấp tính và toàn thân suy sụp dễ chẩn đoán nhầm
với ung thư.
- Sán
lá phổi gây ho ra máu, tràn dịch màng phổi dễ nhầm với lao nên điều trị lao kéo
dài nhiều tháng nhiều năm tốn kém về tiền của bệnh nhân. Có khi vỡ ổ áp xe và
chết.
- Ấu
trùng sán lợn, giun xoắn gây triệu chứng thần kinh và toàn thân rất nghiêm
trọng có thể chết người.
- Các
cộng đồng chịu tác hại của giun sán truyền qua thực phẩm:
o
Cộng đồng dân cư có tập quán ăn
gỏi cá, nem thính, nem chua, tiết canh, tôm cua sống (cua nướng), rau thuỷ sinh
sống...
o
Điều kiện phát tán mầm bệnh để
tạo điều kiện ổ bệnh lưu hành như nuôi cá bằng phân người, hố xí đổ xuống ao,
nuôi lợn thả rong...
3.2.3. Phòng chống:
Nguyên
tắc là cắt đứt mắt xích trong chu kỳ phát triển của ký sinh trùng, trong đó chủ
yếu cắt đứt đường lây vào người do ăn các thức ăn chưa nấu chín. Đồng thời điều
trị đặc hiệu cho bệnh nhân để diệt trừ mầm bệnh và bảo vệ sức khoẻ.
o
Bỏ tập quán ăn thức ăn chưa nấu
chín (giáo dục truyền thông để thay đổi hành vi trong công đồng)
o
Điều trị đặc hiệu cho người nhiễm
ký sinh trùng, nếu có điều kiện sẽ điều trị hàng loạt trong cộng đồng.
o
Quản lý phân tốt, xây dựng hố xí
hợp vệ sinh, không làm hố xí cầu ao hoặc đổ ra ao, không cho cá ăn phân
người...
o
Phối hợp chặt chẽ gữa thú y và y
tế, tăng cường kiểm soát thú y và vệ sinh môi trường thuỷ sản.
o
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong
chế biến thực phẩm
3.3. Vấn đề giun đường máu và tổ chức:
3.3.1. Giun chỉ bạch huyết:
- Nguồn
bệnh: do muỗi đốt máu người bệnh có ấu trùng giun chỉ và ấu trùng từ muỗi
truyền sang người
- Đường
xâm nhập: qua muỗi đốt
- Yếu
tố liên quan: các loài muỗi thích hợp có liên quan đến sinh địa cảnh (như ao
bèo với muỗi Mansonia)...
- Mức
độ phổ biến: Bệnh rải rác từng ổ nhỏ khu trú. Hiện nay có tới 16 tỉnh có bệnh.
Bệnh có ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và 1 số tỉnh miền trung.
- Tác
hại: giun chỉ gây tắc bạch mạch và biểu hiện triệu chứng phù voi (chân voi, vú
to, bìu voi...), đái dưỡng chấp. Bệnh không gây chết người ngay mà gây tàn phế,
ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
- Phòng
bệnh: chống muỗi đốt và điều trị đặc hiệu. Hiện nay trong kế hoạch thanh toán
bệnh giun chỉ đã tiến hành điều trị hàng loạt mỗi năm 1 lần trong 6 năm bằng
DEC + Albendazole
3.3.2. Giun xoắn:
Bệnh
giun xoắn ít gặp nhưng thường thành dịch rất nặng, gây tử vong nhiều do nhiễm
độc toàn thân.
- Mầm
bệnh: ấu trùng giun xoắn trong thịt động vật, chủ yếu là thịt lợn
- Đường
lây: qua đường ăn uống, do ăn thịt lợn, tiết canh có ấu trùng giun xoắn.
- Yếu
tố liên quan: tập quán ăn thịt sống, tiết canh.
- Mức
độ phổ biến: ở Việt Nam có 3 vụ dịch: vụ dịch năm 1970 tại Mù Căng Chải (Nghĩa
Lộ) có 26 người nhiễm bệnh, tử vong 4 người. Vụ dịch năm 2001 tại Tuần Giáo
(Lai Châu) có 23 người bị bệnh, tử vong 2 người. Vụ dịch năm 2004 tại Tuần Giáo
(Điện Biên) có 20 người bị bệnh.
- Phòng
bệnh: Tuyệt đối không ăn thịt sống, tiết canh... và không nuôi lợn thả rông.
3.4. Vấn đề
đơn bào đường tiêu hoá:
- Mầm
bệnh: các bào nang đơn bào (amip như Entamoeba
histolytica, trùng roi như Giardia
lamblia...) được thải ra từ phân người bệnh và người lành nhiễm kén đơn
bào.
- Đường
lây: qua đường miệng
- Yếu
tố liên quan:
o
Môi giới truyền bệnh như ruồi,
nhặng, gián...
o
Môi trường ô nhiễm: đất, bụi,
rác, rau, nước uống...
Phân(Faeces) - Thức ăn(Food) – Ruồi(Fly) - Ngón tay(Finger) = (4 F)
Phân(Faeces) - Thức ăn(Food) – Ruồi(Fly) - Ngón tay(Finger) = (4 F)
- Mức
độ phổ biến:
Bệnh rải rác với tỷ lệ nhiễm thấp nhưng có thể gây thành dịch
Bệnh rải rác với tỷ lệ nhiễm thấp nhưng có thể gây thành dịch
- Tác
hại: thường gây bệnh mãn tính khó chữa, kéo dài hàng tháng, hàng năm, thậm trí
suốt đời gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Có trường hợp gây áp xe gan
do amip, đôi khi vỡ lên phổi gây áp xe phổi. Các cộng đồng dùng phân tươi, vệ
sinh kém dễ mắc bệnh hơn.
- Phòng
bệnh: tương tự như giun sán truyền qua đất, đặc biệt quan tâm mối liên quan
phân - nước - rác - ruồi - thực phẩm.
3.5. Vấn đề đơn bào đường sinh dục-tiết
niệu:
-
Mầm bệnh: đơn bào đường sinh dục
tiết niệu chủ yếu do Trichomonas vaginalis gây nên.
Bệnh thường
lây nhiễm từ người này sang người khác qua giao hợp, ngoài ra còn lây qua nguồn
nước, đồ dùng phụ nữ. Bệnh có ở cả nam và nữ nhưng tác hại chủ yếu ở nữ giới.
- Các
yếu tố liên quan:
o
Vệ sinh cá nhân kém, đặc biệt vệ
sinh phụ nữ
o
Phụ nữ mại dâm
o
Tiếp xúc với cống rãnh, ao tù
o
Dân trí thấp
- Mức
độ phổ biến: bệnh có rải rác, tỉ lệ nhiễm cao ở phụ nữ mãi dâm, công nhân vệ
sinh cống rãnh, vệ sinh kém.
- Tác
hại đối với sức khoẻ: bệnh gây viêm phụ khoa, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu
(cả nam và nữ) có thể gây vô sinh. Bệnh gây nhiều phiền phức và khó chữa.
- Phòng
chống:
o
Chống tệ nạn mại dâm
o
Thực hiện chung thuỷ và tình dục
an toàn
o
Tạo điều kiện tốt cho phụ nữ làm
nghề vệ sinh cống rãnh, bảo hộ lao động tốt.
o
Giáo dục sức khoẻ cộng đồng, nâng
cao dân trí.
o
Phát hiện bệnh sớm điều trị triệt
để.
3.6. Vấn đề đơn bào đường máu (chủ yếu
là sốt rét)
- Mầm
bệnh: thoa trùng được muỗi hút máu người bệnh phát triển trong muỗi và truyền
sang người lành. Có 4 loài: Plasmodium falciparum, P.vivax, P. malariae và P. ovale.
- Yếu
tố nguy cơ:
o
Muỗi Anopheles
o
Sinh địa cảnh thuận lợi cho muỗi
truyền sốt rét phát triển
o
Khí hậu thời tiết thuận lợi
o
Kinh tế xã hội kém phát triển
- Mức
độ phổ biến:
Bệnh sốt rét
lưu hành rộng đặc biệt ở các tỉnh miền núi, 2/3 diện tích và 1/3 dân số nằm
trong vùng sốt rét lưu hành.
- Cộng
đồng dễ nhiễm sốt rét:
o
Cộng đồng sống ở vùng núi, vùng
sâu, vùng xa, ở đây chủ yếu dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp và kinh tế
nghèo.
o
Cộng đồng dân cư làm kinh tế mới
(có tổ chức của nhà nước hoặc di dân tự do).
- Tác
hại với sức khoẻ cộng đồng: sốt rét gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng và
có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng. Trước đây mỗi năm
có hàng trăm vụ dịch, hàng vạn người mắc bệnh và hàng ngàn người chết. Ngoài
ra, còn gây tác hại về kinh tế xã hội.
Hiện nay, do
nỗ lực của Nhà nước, các cấp các ngành và cộng đồng, tranh thủ sự hợp tác quốc
tế, phòng chống sốt rét nói chung đã khống chế được bệnh trong toàn quốc. Tuy
nhiên bệnh và dịch có nguy cơ xẩy ra bất kỳ lúc nào và bất cứ ở đâu trong vùng
sốt rét lưu hành, đặc biệt vùng núi, ven biển, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo,
vùng biên giới.
- Phòng
chống:
Phòng chống
sốt rét có tính chất lâu dài và có sự phối hợp đa ngành đa lĩnh vực. Giải pháp
chủ yếu là:
o
Phòng chống muỗi đốt: nằm màn,
tẩm màn, phun hoá chất.
o
Phát hiện và điều trị người bệnh
o
Xây dựng màng lưới y tế thôn bản
o
Xây dựng điểm kính xuống cơ sở
o
Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng
về phòng chống sốt rét
o
Huy động cộng đồng tham gia phòng
chống sốt rét và xã hội hoá công tác phòng chống sốt rét
o
Tạo và duy trì yếu tố bền vững
trong phòng chống sốt rét
o
Phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao dân trí, chống mê tín dị đoan.
3.7. Vấn đề tiết túc gây bệnh và truyền
bệnh:
Điều
kiện tự nhiên và khí hậu Việt Nam thuận lợi cho khu vực côn trùng phát triển
rất đa dạng và phong phú
- Các
loài tiết túc liên quan đến bệnh tật như sau:
o
Muỗi: Truyền sốt rét, giun chỉ,
viêm não, sốt xuất huyết, muỗi cát truyền trùng roi đường máu...
o
Ruồi, nhặng là môi giới truyền
bệnh
o
Bọ chét truyền dịch hạch
o
Ve, mò, mạt... truyền bệnh ngủ,
sốt mò...
- Tác
hại: tuỳ thuộc loại tiết túc gây bệnh hay truyền bệnh cho người.
o
Tiết túc gây bệnh: gây dị ứng,
ngứa như bọ chét, rệp, dĩn,...chất độc gây chết người như ve, ruồi vàng.
o
Tiết túc truyền bệnh: gây dịch như
sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, lỵ amip, trực trùng làm hàng vạn người chết,
hàng trăm trẻ em tàn phế... Ngoài ra còn gây bệnh mãn tính như giun chỉ, giun
đường ruột...
- Các
cộng đồng bị gây nhiều tác hại: cộng đồng nơi có tiết túc gây bệnh và truyền
bệnh phát triển và điều kiện phòng bệnh nghèo nàn, thiếu thốn
- Phòng
chống bệnh liên quan tiết túc y học:
o
Phòng chống đốt (nằm màn, kem
xoa, lưới bảo vệ)
o
Quản lý phân nước rác và vệ sinh
môi trường tốt, sạch sẽ
o
Nuôi gia súc xa nhà
o
Xua, diệt tiết túc bằng cơ học,
lý học, sinh học và hoá học
3.8. Vấn đề về vi nấm gây bệnh:
- Mầm
bệnh: là các dạng nấm sợi hoặc nấm men ký sinh ở da, hốc tự nhiên hoặc nội tạng
gây nên.
- Đường
lây: trực tiếp hoặc gián tiếp qua ăn uống, bụi, không khí.
- Yếu
tố liên quan: nhà cửa ẩm thấp, khí hậu nóng ẩm, đặc biệt vệ sinh cá nhân kém và
môi trường ô nhiễm.
- Các
cộng đồng có nguy cơ cao:
o
Cộng đồng sống trong môi trường
chật hẹp, ô nhiễm, ẩm thấp, vệ sinh kém.
o
Công nhân dệt may
o
Công nhân trong môi trường nhiễm
bụi
- Tác
hại: bệnh gây mãn tính, kéo dài, khó chữa. Nấm da gây ngứa, viêm da, lông tóc
móng, chàm hoá. Nấm nội tạng thường nặng (nấm phổi, não, gan, lách) có thể tử
vong.
- Phòng
chống
o
Cải thiện nhà ở, vệ sinh môi
trường thoáng sạch, cải thiện điều kiện làm việc.
o
Vệ sinh cá nhân tốt
o
Phát hiện sớm và điều trị triệt
để
3.9. Vấn đề bệnh ký sinh trùng từ súc
vật truyền sang người:
Có
những loài ký sinh trùng chỉ ký sinh ở người (như giun đường ruột...) và có
những loài khác chỉ ký sinh ở động vật (như các loài giun sán động vật...).
Nhưng cũng có loài vừa ký sinh ở người vừa ký sinh ở động vật (như sán lá gan,
sán lá phổi, ấu trùng sán lợn, giun xoắn, Toxoplasma...).
Thậm chí có những loài bắt buộc phải có cả người và động vật, chúng mới tồn tại
được (như sán dây lợn, sán dây bò...)
- Mầm
bệnh: trứng hoặc ấu trùng
- Đường
nhiễm: qua đường miệng bởi thức ăn
- Sự
phổ biến: Xem phần giun sán truyền qua thức ăn
- Tác
hại: Gây nhiều tác hại phụ thuộc loài giun sán và vị trí ký sinh cũng như cường
độ và thời gian mắc bệnh.
- Phòng
chống:
o
Vệ sinh an toàn thực phẩm tốt,
phối hợp y tế thú y và nuôi trồng thuỷ sản
o
Bỏ tập quán ăn thức ăn chưa nấu
chín
No comments:
Post a Comment