XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN ĐTĐ
ĐH Y Hà Nội
1. Xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh ĐTĐ
1.1. Xét nghiệm đường huyết đói (FPG – Fasting plasma glucose)
Xét nghiệm đường huyết đói thường được chỉ định để chẩn đoán đái tháo đường. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể bỏ xót một số trường hợp đái tháo đường hay Tiền-Đái tháo đường mà test dung nạp glucose có thể phát hiện được.
Xét nghiệm đường huyết đói được làm vào buổi sáng. Bệnh nhân được yêu cầu nhịn đói ít nhất 8 giờ, như vậy, bệnh nhân chỉ cần không ăn khuya là sáng sớm có thể thực hiện xét nghiệm được.
Nếu bệnh nhân không có triệu chứng điển hình của tăng đường huyết nặng thì lập lại xét nghiệm vào ngày khác để xác định chẩn đoán.
Xét nghiệm đường huyết đói để chẩn đoán đái tháo đường phải thực hiện bằng máu tĩnh mạch, không được thực hiện bằng máu mao mạch
1.1. Xét nghiệm đường huyết đói (FPG – Fasting plasma glucose)
Xét nghiệm đường huyết đói thường được chỉ định để chẩn đoán đái tháo đường. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể bỏ xót một số trường hợp đái tháo đường hay Tiền-Đái tháo đường mà test dung nạp glucose có thể phát hiện được.
Xét nghiệm đường huyết đói được làm vào buổi sáng. Bệnh nhân được yêu cầu nhịn đói ít nhất 8 giờ, như vậy, bệnh nhân chỉ cần không ăn khuya là sáng sớm có thể thực hiện xét nghiệm được.
Nếu bệnh nhân không có triệu chứng điển hình của tăng đường huyết nặng thì lập lại xét nghiệm vào ngày khác để xác định chẩn đoán.
Xét nghiệm đường huyết đói để chẩn đoán đái tháo đường phải thực hiện bằng máu tĩnh mạch, không được thực hiện bằng máu mao mạch
Chỉ định
Rối loạn đường huyết lúc đói: 5,6 – 6,7 mmol/l
Đường huyết đói bình thường nhưng có đường niệu
Tiền sử đẻ con to ≥ 4 kg
Rối loạn lipid máu: HDL giảm, TG tăng
Lâm sàng: có biến chứng mãn như viêm 1 dây TK
Đường huyết bình thường nhưng có kèm các yếu tố nguy cơ
Xét nghiệm đường huyết đói (Fasting plasma glucose) – Tiêu chuẩn 2011
| ||
Glucose (mg/dL)
|
Glucose (mmol/l)
|
Chẩn đoán
|
≤ 110
|
≤ 6
|
Bình thường
|
110 – 125
|
6.1 – 6.9
|
Giảm dung nạp Glucose (tiền ĐTĐ)
|
≥ 126
|
≥ 7
|
Đái tháo đường
|
Glucose máu ngẫu nhiên (Random glucose): đo ở thời điểm bất kỳ. Nếu >11,1mmol/L (> 200mg/dL) ở huyết tương tĩnh mạch là dấu hiệu ĐTĐ. Nếu trị số < 11,1 mmol/l cần thiết phải làm thêm nghiệm pháp tăng đường huyết bằng đường uống.
1.2. Test dung nạp Glucose (OGTT – Oral glucose tolerance test)
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng Test dung nạp Glucose nhạy hơn so với xét nghiệm đường huyết đói trong việc chẩn đoán Tiền- Đái tháo đường nhưng ít tiện lợi cho bệnh nhân hơn.
Test dung nạp Glucose đòi hỏi bệnh nhân nhịn đói hơn 8 giờ trước khi thực hiện test .
Bệnh nhân ăn uống không giới hạn lượng carbohydrate 3 ngày trước ngày làm test.
Không uống café, hút thuốc.. trước khi thực hiện test
Đường huyết được đo ngay trước và ở thời điểm 2 giờ sau khi uống dung dịch 75 grams glucose được hòa tan trong nước .
Xét nghiệm nên được xác định chắc chắn bằng cách làm lại vào ngày khác.
Test dung nạp Glucose (Oral glucose tolerance test) – Tiêu chuẩn 2011
| ||
Glucose (mg/dL)
|
Glucose (mmol/l)
|
Chẩn đoán
|
≤ 140
|
≤ 7.7
|
Bình thường
|
140 – 200
|
7.8 – 11
|
Giảm dung nạp Glucose (tiền ĐTĐ)
|
≥ 200
|
≥ 11
|
Đái tháo đường
|
1.3. Xét nghiệm HbA1c
Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu.
HbA1c (glycated hemoglobin) chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của Glucose trên Hb hồng cầu. Dạng kết hợp giữa glucose và hemoglobin A được gọi là A1c (hemoglobin A1c hoặc glycohemoglobin). Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ. Glucose có càng nhiều trong máu thì sẽ có càng nhiều glucose kết dính vào hemoglobin A.. Nồng độ A1c sẽ không thay đổi nhanh chóng, nhưng nó sẽ thay đổi khi các tế bào hồng cầu cũ chết đi và bị thay thế bởi những tế bào hồng cầu mới. Như vậy HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của BN trong 2-3 tháng gần nhất.
Kết quả của xét nghiệm:
Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.
Khi HbA1c tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết của bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7 Mmol/L.
Khi HbA1c < 6.5% cho thấy đường huyết của bạn kiểm soát tốt.
Khi HbA1c tăng > 10% cho thấy đường huyết của bạn trong thời gian qua kiểm soát kém.
Thuận tiện là một lợi ích của các xét nghiệm HbA1c là bệnh nhân không cần phải nhịn đói hơn 8 giờ (như đối với xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói) hoặc phải lấy nhiều mẫu máu trong vài giờ (như đối với test dung nạp Glucose - OGTT).
Tỷ lệ HbA1c có ý nghĩa:
Đánh giá nồng độ glucose trước đó 2 - 3 tháng
Đánh giá tác dụng điều trị trong vòng 1 - 2 tháng
Dự báo trước hậu quả thai sản
Dự báo trước nguy cơ biến chứng
Các yếu tố ảnh hưởng đến HbA1c:
Phụ nữ mang thai
Những người có bệnh thận mãn tính
Bệnh gan
Những người bị rối loạn về máu như thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do thiếu vitamin B12 và các biến thể hemoglobin như thalassemia
Xuất huyết nặng gần đây và truyền máu gần đây cũng dẫn đến sự thay đổi trong HbA1c
Do đó xét nghiệm HbA1c không nên được sử dụng cho chẩn đoán Đái tháo đường.
Trong những trường hợp này, các xét nghiệm thông thường như: đo glucose trong máu lúc đói (FPG ) hay Test dung nạp glucose (OGTT) có thể được dùng để chẩn đoán.
Từ năm 2010, Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ đã chấp nhận xét nghiệm HbA1c như là công cụ chẩn đoán và sàng lọc đái tháo đường.
HbA1c – Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ 2011 (ADA)
| |
HbA1c (%)
|
Chẩn đoán
|
≤ 5.7
|
Bình thường
|
5.7 – 6.4
|
Giảm dung nạp Glucose (tiền ĐTĐ)
|
≥ 6.5
|
Đái tháo đường
|
Mối liên hệ giữa HbA1C và đường huyết
| ||||||||||||||
A1C
|
BG1
|
BG2
|
A1C
|
BG1
|
BG2
|
A1C
|
BG1
|
BG2
|
A1C
|
BG1
|
BG2
|
A1C
|
BG1
|
BG2
|
5
|
90
|
5.0
|
7
|
150
|
8.3
|
9
|
210
|
11.7
|
11
|
270
|
15.0
|
13
|
330
|
18.3
|
5.1
|
93
|
5.2
|
7.1
|
153
|
8.5
|
9.1
|
213
|
11.8
|
11.1
|
273
|
15.2
|
13.1
|
333
|
18.5
|
5.2
|
96
|
5.3
|
7.2
|
156
|
8.7
|
9.2
|
216
|
12.0
|
11.2
|
276
|
15.3
|
13.2
|
336
|
18.7
|
5.3
|
99
|
5.5
|
7.3
|
159
|
8.8
|
9.3
|
219
|
12.2
|
11.3
|
279
|
15.5
|
13.3
|
339
|
18.8
|
5.4
|
102
|
5.7
|
7.4
|
162
|
9.0
|
9.4
|
222
|
12.3
|
11.4
|
282
|
15.7
|
13.4
|
342
|
19.0
|
5.5
|
105
|
5.8
|
7.5
|
165
|
9.2
|
9.5
|
225
|
12.5
|
11.5
|
285
|
15.8
|
13.5
|
345
|
19.2
|
5.6
|
108
|
6.0
|
7.6
|
168
|
9.3
|
9.6
|
228
|
12.7
|
11.6
|
288
|
16.0
|
13.6
|
348
|
19.3
|
5.7
|
111
|
6.2
|
7.7
|
171
|
9.5
|
9.7
|
231
|
12.8
|
11.7
|
291
|
16.2
|
13.7
|
351
|
19.5
|
5.8
|
114
|
6.3
|
7.8
|
174
|
9.7
|
9.8
|
234
|
13.0
|
11.8
|
294
|
16.3
|
13.8
|
354
|
19.7
|
5.9
|
117
|
6.5
|
7.9
|
177
|
9.8
|
9.9
|
237
|
13.2
|
11.9
|
297
|
16.5
|
13.9
|
357
|
19.8
|
6
|
120
|
6.7
|
8
|
180
|
10.0
|
10
|
240
|
13.3
|
12
|
300
|
16.7
|
14
|
360
|
20.0
|
6.1
|
123
|
6.8
|
8.1
|
183
|
10.2
|
10.1
|
243
|
13.5
|
12.1
|
303
|
16.8
|
14.1
|
363
|
20.2
|
6.2
|
126
|
7.0
|
8.2
|
186
|
10.3
|
10.2
|
246
|
13.7
|
12.2
|
306
|
17.0
|
14.2
|
366
|
20.3
|
6.3
|
129
|
7.2
|
8.3
|
189
|
10.5
|
10.3
|
249
|
13.8
|
12.3
|
309
|
17.2
|
14.3
|
369
|
20.5
|
6.4
|
132
|
7.3
|
8.4
|
192
|
10.7
|
10.4
|
252
|
14.0
|
12.4
|
312
|
17.3
|
14.4
|
372
|
20.7
|
6.5
|
135
|
7.5
|
8.5
|
195
|
10.8
|
10.5
|
255
|
14.2
|
12.5
|
315
|
17.5
|
14.5
|
375
|
20.8
|
6.6
|
138
|
7.7
|
8.6
|
198
|
11.0
|
10.6
|
258
|
14.3
|
12.6
|
318
|
17.7
|
14.6
|
378
|
21.0
|
6.7
|
141
|
7.8
|
8.7
|
201
|
11.2
|
10.7
|
261
|
14.5
|
12.7
|
321
|
17.8
|
14.7
|
381
|
21.2
|
6.8
|
144
|
8.0
|
8.8
|
204
|
11.3
|
10.8
|
264
|
14.7
|
12.8
|
324
|
18.0
|
14.8
|
384
|
21.3
|
6.9
|
147
|
8.2
|
8.9
|
207
|
11.5
|
10.9
|
267
|
14.8
|
12.9
|
327
|
18.2
|
14.9
|
387
|
21.5
|
Trong đó:
É A1C: HbA1C (%)
É BG1: đường máu lúc đói (mg/dL)
É BG2: đường máu lúc đói (mmol/l)
|
1.4. Các xét nghiệm khác
Các xét nghiệm ở trên hiện nay được ADA (hiệp hội đái tháo đường Mỹ) chọn làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh đái đường.
Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác dưới đây có giá trị tham khảo.
1.4.1. Fructosamin trong huyết tương.
Fructosamin là sản phẩm glycosyl hoá albumin bởi glucosse không cần enzym. Vì thời gian bán huỷ (half-life) của albumin là khoảng 20 ngày nên nồng độ fructosamin phản ánh nồng độ glucose máu ở thời gian 2 - 3 tuần trước đó.
Nồng độ fructosamin thường gặp ở người bình thường là <285mcmol/L, ở bệnh nhân ĐTĐ nồng độ fructosamin tăng tương ứng với nồng độ glucose trong máu.
Nồng độ fructosamin trong máu có ý nghĩa:
Đánh giá hồi cứu nồng độ glucose trong máu trong thời gian trước đó khoảng 2 - 3 tuần.
Đánh giá kết quả tác dụng của thuốc điều trị ĐTĐ.
So với xét nghiệm xác định tỷ lệ HbA1c thì fructosamin thăm dò kết quả điều trị được sớm hơn.
1.4.2. Glucose niệu.
Ngưỡng tái hấp thu glucose của thận là 170mg/dl. Nếu đường huyết vượt quá ngưỡng, glucose có thể xuất hiện trong nước tiểu.
Ở người bình thường glucose niệu khoảng 0,5mmol /24 giờ, xét nghiệm thông thường không phát hiện được. Độ nhạy của xét nghiệm glucose niệu không cao, có thể tăng độ nhạy bằng cách lấy nước tiểu sau khi ăn.
Ở người bình thường glucose niệu khoảng 0,5mmol /24 giờ, xét nghiệm thông thường không phát hiện được. Độ nhạy của xét nghiệm glucose niệu không cao, có thể tăng độ nhạy bằng cách lấy nước tiểu sau khi ăn.
2. Xét nghiệm chẩn đoán phân biệt ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2
2.1. Định lượng insulin
Định lượng insulin có ý nghĩa lớn không những trong việc chẩn đoán phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2 mà cả đối với những người béo bệu và những bệnh nhân có u tuyến tuỵ.
Ở người bình thường, khi đói nồng độ insulin huyết tương khoảng 20 -30 mcU/mL .
Người béo phì, khi đói nồng độ insulin huyết tương trên 30 mcU/mL. Bệnh nhân ĐTĐ thể "béo", nồng độ insulin hoặc cao như người béo bệu hoặc gần bình thường.
Ở người bình thường, khi đói nồng độ insulin huyết tương khoảng 20 -30 mcU/mL .
Người béo phì, khi đói nồng độ insulin huyết tương trên 30 mcU/mL. Bệnh nhân ĐTĐ thể "béo", nồng độ insulin hoặc cao như người béo bệu hoặc gần bình thường.
2.2. Định lượng peptid C trong máu
Peptid C là sản phẩm thoái hoá của proinsulin (C-peptide là thành phần cầu nối hai chuỗi A và B của phân tử proinsuline do tuỵ sản xuất).
Proinsulin → Insulin + C peptide.
Lượng peptid C tỷ lệ thuận với insulin do tuỵ bài tiết. ở những bệnh nhân ĐTĐ điều trị bằng insulin, việc định lượng peptid C cho biết lượng insulin trong máu là nội sinh hay ngoại sinh, cũng có nghĩa là đánh giá hoạt động của tiểu đảo Langerhans
Định lượng peptid C, cũng như insulin, có tác dụng phân biệt giữa ĐTĐ typ 1 và typ 2. Định lượng peptid C thực hiện lúc đói, sau bữa ăn chuẩn, hoặc sau kích thích bằng glucagon, đều có giá trị đánh giá chức năng tế bào tuỵ nội tiết.
Nghiệm pháp Glucagon: Tiêm tĩnh mạch 1mg glucagon khi đói, sau 6 phút lấy máu định lượng peptid C, nếu peptid C dưới 0,32 nmol/L, có thể chẩn đoán ĐTĐ typ 1 với độ đặc hiệu 90%, nếu nồng độ peptid C lớn hơn 1,1nmol/L cho phép chẩn đoán ĐTĐ typ2.
Định lượng peptid C, cũng như insulin, có tác dụng phân biệt giữa ĐTĐ typ 1 và typ 2. Định lượng peptid C thực hiện lúc đói, sau bữa ăn chuẩn, hoặc sau kích thích bằng glucagon, đều có giá trị đánh giá chức năng tế bào tuỵ nội tiết.
Nghiệm pháp Glucagon: Tiêm tĩnh mạch 1mg glucagon khi đói, sau 6 phút lấy máu định lượng peptid C, nếu peptid C dưới 0,32 nmol/L, có thể chẩn đoán ĐTĐ typ 1 với độ đặc hiệu 90%, nếu nồng độ peptid C lớn hơn 1,1nmol/L cho phép chẩn đoán ĐTĐ typ2.
No comments:
Post a Comment