I. Định nghĩa:
Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều loại tb và thành phần tb, làm tăng tính phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản, hạn chế luồng khí đường thở, biểu hiện lâm sàng bằng cơn khó thở chủ yếu là khó thở ra, khò khè, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc .
II. Chẩn đoán xác định:
Chẩn đoán HPQ ở trẻ em khác người lớn vì trẻ em triệu chứng lâm sàng rất quan trọng.
Phân nhóm hen và mức độ nặng của hen ở trẻ em khác người lớn.
Ở phần lớn trẻ em, hen có thể khỏi hoặc cải thiện triệu chứng theo thời gian.
Chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào triệu chứng khò khè: tái đi tái lại hoặc mãn tính mà không có các nguyên nhân gây khò khè khác.
Khò khè trong hen thường kèm theo ho, khó thở.
1. lâm sàng: nghĩ đến hen nếu trẻ có những dấu hiệu :
- Ho: xuất tiết nhiều đờm dãi
- Khò khè: khi thở ra
- Khó thở: chủ yếu thì thở ra, thở ra kéo dài . Trường hợp nhẹ, khó thở xuất hiện khi gắng sức, khi ho, khi cười, thay đổi cảm xúc
- Nặng ngực: thường phát hiện ở trẻ lớn
Các dấu hiệu trên có đặc điểm:
Tái đi tái lại nhiều lần
Thường nặng hơn về đêm và sáng sớm
Hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khởi phát hen ( bụi, khói, lông súc vật, phấn hoa, thay đổi thời tiết)
- Nghe phổi có nhiều rale rít, rale ngáy , nghe thấy rale ẩm khi bội nhiễm, RRPN giảm,
2. tiền sử:
- Gia đình: yếu tố gia đình góp phần quan trọng trong chẩn đoán hen
- Bản thân:
o Tiền sử mắc hen hoặc các bệnh dị ứng khác ( chàm thể tạng, viêm mũi dị ứng, nổi mề đay,viêm kết mạc dị ứng . . .)
o Tiền sử tiếp xúc vói dị nguyên ( bụi, khói, phấn hoa, lông súc vật, thức ăn, thuốc . . . .)
o yếu tố cơ địa: béo phì, sdd, đẻ non . . .
o Trẻ bị các bệnh nkhh tái phát nhiều lần: viêm amidan, VA, viêm xoang, viêm phế quản
3. Cận lâm sàng
- Đo chức năng hô hấp: ( chỉ thực hiện ở trẻ lớn)
FEV1 tăng ≥15% ( hoặc ≥200ml) sau hít thuốc GPQ
- Đo lưu lượng đỉnh : đơn giản, phương tiện gọn nhẹ
Giúp chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng của hen
PEF ( lưu lượng đỉnh thở ra) tăng ≥20% (hoặc 60l/phút) sau hít thuốc GPQ so với trước hít thuốc GPQ, hoặc PEF thay đổi hàng ngày ≥20% có thể gợi ý chẩn đoán hen
PEF giảm ≥15% sau 6’ chạy hoặc vận động gắng sức cũng là 1 gợi ý chẩn đoán hen
- Các xn khác ( nếu cần)
o tăng BCAT trong máu, trong dịch tiết mũi họng
o tăng IgE trong máu
o test da với các dị nguyên dương tính
- điều trị thử bằng thuốc GPQ cường ß2 + ICS có kết quả cũng là 1 bằng chứng có thể chẩn đoán hen
III. chẩn đoán phân biệt:
1. Khò khè xuất hiện trong 3 năm đầu: cần pb
- Mềm sụn thanh quản:
o Trẻ đẻ non
o Khò khò k lq đến thời tiết
o Khó thở, tiếng rít thanh quản
o Khá dần khi trẻ lớn
- Viêm tiểu phế quản:
o Trẻ không có cơ địa dị ứng
o Bắt đầu bằng trch viêm long đường hô hấp trên
o Khám phổi t/c giống hen
o Giữa các giai đoạn bệnh không có trch
2. Khò khè xuất hiện sau 3 tuổi: phần lớn là hen ,tuy nhiên cần phân biệt với
Bệnh mắc phải
a. Các ng nhân gây tắc hẹp đường thở tại đường hô hấp trên: hẹp lỗ mũi, polyp mũi, amidan quá phát
b. Dị vật đường thở:
i. Xảy ra đột ngột
ii. Có hội chứng xâm nhập
iii. Khò khè, khó thở
iv. Rale rít, rale ngáy khu trú
v. XQ:
1. hình ảnh di vật
2. xẹp phổi/viêm phổi 1 vùng
c. các đợt nhiễm khuẩn hô hấp do vr
d. các ng nhân chèn ép từ bên ngoài làm hẹp đường thở: hạch lao, tuyến hung to. . .
e. thâm nhiễm phổi do tăng BC ái toan (hc Loefler) trch ls giống hen, nguyen nhân do giun đũa. Bệnh tiến triển tốt có thể tự khỏi
f. suy tim: thường kết hợp với bệnh tim bẩm sinh
g. viêm mũi xoang
h. lao sơ nhiễm
bệnh bẩm sinh
- rò khí quản- thực quản
- hẹp phế quản
- mềm sụn thanh khí phế quản
- trào ngược dạ dày, thực quản
- tim bẩm sinh
- rối loạn miễn dịch
- bệnh xơ nang: khò khè tái đi tái lại giống hen và chậm lớn, chẩn đoán xác định bằng test mồ hôi
IV.
phân loại hen:
Đánh giá ban đầu cơn hen cấp ở trẻ ≤ 5 tuổi (GINA
GUIDELINE 2009)
Triệu chứng
|
Nhẹ
|
Nặng
|
Tri
giác/ý thức thay đổi
|
Không
|
Kích động, lẫn lộn,lơ mơ
|
SaO2
|
≥94%
|
<90%
|
Nói chuyện
|
Thành câu
|
Từng từ
|
Mạch
|
<100l/phút
|
>200l/phút (0-3 tuổi)
>180l/phút (4-5 tuổi)
|
Xanh tím
|
Không
|
Có thể có
|
Mức
độ nặng của khò khè
|
Thay đổi
|
Có thể yên lặng
|
Có bất kì điều nào trong cơn hen cấp nặng
là chỉ điểm của cơn hen kịch phát nặng
|
phân loại hen theo mức
độ nặng nhẹ:
Bậc
|
Trch ban ngày
|
Hạn chế hoạt động
|
Trch về đêm
|
FEV1 hoặc PEF (% theo dự tính)
|
Dao động FEV1 hoặc PEF
|
1. Nhẹ từng cơn
|
<1l/tuần
|
Nhẹ
|
≤2 l/tháng
|
>80%
|
<20%
|
2. Nhẹ dai dẳng
|
>1l/tuần hoặc
<1 l/tháng
|
Có thể ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ
|
>2 l /tháng
|
>80%
|
20-30%
|
3. Vừa dai dẳng
|
Hằng ngày
|
Có thể ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ
|
>1l/tuần
|
60-80%
|
>30%
|
4. Nặng dai dẳng
|
Hằng ngày
|
Thường xuyên
|
Thường xuyên
|
<60%
|
>30%
|
Phân loại hen trẻ em theo mức độ kiểm soát
Đặc điểm
|
Đã được kiểm soát
|
Kiểm soát một phần
|
Chưa được kiểm soát
|
1. Trch ban ngày
|
Không
Hoặc ≤2lần/tuần
|
≥2lần/tuần
|
≥3 đặc điểm của hen kiểm soát một phần trong bất kỳ
tuần nào
|
2. Trch thức giấc ban đêm
|
Không
|
Có
|
|
3. Hạn chế hoạt động
|
Không
|
có
|
|
4. Nhu cầu
dùng thuốc cắt cơn điều trị cấp cứu
|
Không
Hoặc ≤2lần/tuần
|
>2 lần/tuần
|
|
5. Chức năng hô hấp
|
Bình thường
|
<80% số dự đoán hoặc số tốt nhất của bệnh nhân
|
|
6. Cơn kịch phát cấp
|
Không
|
≥1 lần/năm
|
1 lần trong bất kỳ tuần nào
|
No comments:
Post a Comment