Tìm hiểu tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân tăng huyết áp bằng máy Haloter huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh DAK LAK năm 2013
Ngô Văn Hùng1
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là một bệnh lý tim mạch thường gặp nhất, được quan tâm hàng đầu
của
y học thế giới do sự gia tăng tuổi thọ và tần suất các yếu tố
nguy
cơ. Theo nghiên
cứu của
Framingham bệnh huyết áp gia tăng theo tuổi, ½ dân số từ 60 đến 69 tuổi và ¾ dân số từ 70 tuổi trở
lên bị THA,
nguy cơ suốt đời là 90%. Tăng huyết áp gây tử vong
và tàn
phế
hàng đầu ở người
cao
tuổi, giảm chất lượng cuộc sống và là gánh nặng
xã hội do những
biến chứng
của
nó. Ở người cao tuổi thường gặp thể Tăng huyết áp tâm thu đơn độc, ngoài ra còn gặp tăng huyết áp
áo choàng trắng, hạ huyết áp tư thế, hạ huyết áp ban ngày/ Tăng huyết áp ban đêm... [2], [3], [4], [5]. Kỹ thuật
đo
huyết áp lưu động 24 giờ chứng tỏ ưu thế vì đáp ứng được xác định các thể Tăng huyết áp,
xác
định được khỏang trũng huyết áp; những yếu tố này
đều ảnh
hưởng đến tiên
lượng, tổn
thương
cơ quan đích và còn là yếu tố tiên đoán độc lập nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch [4], [5]. Vì vậy chúng
tôi tiến hành
nghiên cứu
đề tài
“Tìm hiểu tổn thương cơ
quan
đích trên bệnh
nhân có tăng huyết áp bằng đo huyết áp lưu động 24h tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2013”.
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa những bệnh nhân tăng
huyết áp không trũng với tổn
thương cơ quan đích.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu
mô
tả cắt ngang. Tiêu chuẩn
chọn bênh nhân có THA theo tiêu chuẩn của Hội tim mạch học Việt Nam
đến
khám và điều trị tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2013 ngưng thuốc hạ HA tối thiểu 24h. Đánh giá HA được xem là tăng HA thật sự được xác định khi HA trung bình tại phòng khám
≥ 140/90mmHg và trị số HA trung bình
ban ngày
theo ABPM là ≥ 135/85mmHg. Tình trạng có trũng
(Dipper) khi trị số HA
trung bình ban đêm giảm ≥ 10% so với trị
số
trung bình ban ngày. Nếu < 10% trung bình ban ngày thì HA không trũng (Non-dipper). Xác định các yếu tố tổn thương cơ quan đích: Phì đại thất trái; ECG; sêu âm tim; Thận: Đánh giá Albumin niệu, mức độ suy thận, não: Cơn thoáng thiếu máu não; xuất huyết não; nhồi máu não [6],[ 7],[ 9].
Kết
quả:
- Tỉ lệ suy tim không khác biệt
giữa 2 nhóm THA không trũng và có trũng.
- Tỉ lệ phì đại thất trái ở nhóm THA không trũng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm có trũng
(61,1% so với 30,8%, p<0,05).
- Tỉ lệ tổn thương thận ở nhóm THA không trũng cao hơn có ý nghĩa so với tỉ lệ này ở
nhóm THA có trũng
(27,8% so với 3,8%, p<0,05).
- Tỉ lệ tổn thương não ở nhóm THA không
trũng cao hơn có ý nghĩa so với tỉ lệ này ở

1 Khoa Tim mạch, Bệnh Viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk
No comments:
Post a Comment