Tb phân loại theo mức độ, đặc điểm ngộ độc cấp và chẩn đoán ngộ độc cấp ở trẻ em.
Friday, December 5, 2014
1. ĐẠI CƯƠNG:
- NĐC là tai nạn thường gặp ở trẻ <5 tuổi, thường do uống nhầm, hiếm khi do tự tử.
- Tác nhân: thuốc, thức ăn, hóa chất
2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ:
- Mức độ nhẹ:
+ không có tr/c.
+ không có nguy cơ nguy hiểm.
- Mức độ vừa:
+chất độc lành tính và tự khu trú
- Mức độ nặng:
+ có rối loạn tinh thần.
+có tr/c độc.
+ có đe dọa tính mạng.
- Mức đọ rất nặng:
+ đe dọa chức năng sống
3. ĐẶC ĐIỂM NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM:
- Chủ yếu do vô thức của người lớn: do gia đình tự dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sỹ dẫn đên quá liều và gây ngộ độc
- Tuổi bị ngộ độc: bất kỳ tuổi nào nhưng hay gặp 1-3 tuổi, và trẻ trai nhiều hơn trẻ gái, vì ở lứa tuổi này trẻ thích mày mò, tìm hiểu mọi vật xung quanh, vì thế trẻ dễ bị ngộ độc do tự ăn, uống hoặc tiếp xuacs với chất độc.
- Nguyên nhân: thường dễ phát hiện ở trẻ nhỏ nhưng lại khó phát hiện ở trẻ có ý định tự tử.
+ ngộ độc ko cố ý:trẻ khoảng 1-3 tuổi, tự ăn, uống, tiếp xúc với chất độc do tò mò, muốn khám phá, vì thế trẻ cần đc chăm nom cẩn thận.
+ ngộ độc do tự tử: trẻ ở tuổi tiền dậy thì, >10 tuổi.
+ lạm dụng thuốc.
+ do thầy thuốc.
+ do bị đầu độc
- Lâm sàng NĐC ở trẻ em khác người lớn do chức năng gan, thận chưa trưởng thành, dễ bị tích lũy chất độc.
4. CHẨN ĐOÁN:
- Chẩn đoán dễ dàng: Dựa vào lời khai, tang vật.
- Chẩn đoán khó: Phải dựa vào 2 trong 3 tiêu chuẩn sau:
+ Hỏi bệnh tỷ mỉ tìm bằng chứng: dùng thuốc, hóa chất.
+ Triệu chứng xẩy ra đột ngột ở trẻ trước đó khỏe.
+ XN tìm độc chất phù hợp với T/c lâm sàng.
Subscribe your email address now to get the latest articles from us
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment