Khảo sát giá trị chẩn đoán phì đại thất trái trên điện tâm đồ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát so với siêu âm tim
Trần Lộc, Bùi Thị Loan, Lê Thị Bích Thuận1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm, ngưỡng chẩn đoán của chỉ số điện tâm
đồ ở
bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đồng thời, so sánh với kết quả siêu âm tim để tìm
độ nhạy, độ đặc
hiệu của các chỉ số trên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả
cắt ngang.
Đối
tượng nghiên cứu là 85
bệnh nhân được chẩn
đoán tăng huyết áp nguyên phát theo tiêu chuẩn của Hội tim mạch học Việt Nam
năm 2008,
điều
trị
tại
khoa Nội tim mạch Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế. Các bệnh nhân này được hỏi bệnh, khám lâm sàng tỉ mỉ, làm điện tâm
đồ
và siêu âm
tim
để
đánh giá các chỉ số chẩn đoán phì đại thất trái (theo khuyến cáo của
AHA/ACCF/HRS
2009 và ASE 2005).
Kết quả: Chỉ
số vòng bụng, HATT và thời gian phát
hiện THA cao hơn ở nhóm THA có PĐTT. Độ nhạy (Se), độ
đặc hiệu (Sp), giá trị dự đoán dương tính (PPV), giá trị dự đoán âm tính (PNV), độ
chính xác
(Ac) của
các chỉ số Sokolow - Lyon lần lượt là 47,6%; 81,4%; Ac = 65,88%;
Cornell là 23,81%;
90%; 71,4%; 51, 9%; 57,65%;
bảng điểm Romhilt – Esters
là 23,81%;
95,35%;
83,3%; 56,2%; 60%; và phức hợp 3 chỉ số trên là 59,5%, 74,4%; 69,4%;
65,2%; 67%. Ngưỡng chẩn đoán PĐTT đối với Sokolow
- Lyon là RV5,6 + SV1 ≥ 33mm (Se = 47,62%,
Sp = 86,05%, Ac= 67,06%);
bảng điểm Romhilt
- Esters là ≥ 4 điểm (Se = 33,33%,
Sp =
93,02%,
Ac = 61,18%).
Kết luận: Chỉ số Sokolow - Lyon có độ nhạy cao nhất, đặc biệt có giá trị chẩn đoán cao
đối
với nam giới.
Phối
hợp cả 3 tiêu chuẩn có thể cải thiện giá trị chẩn đoán. Ngưỡng
chẩn đoán tốt nhất của chỉ số Sokolow – Lyon là RV5,6 + SV1 ≥ 33mm, bảng điểm Romhilt - Esters là ≥ 4 điểm.
Từ khóa: Tăng
huyết áp, phì đại thất trái, điện tâm đồ, siêu âm tim.
ABSTRACT
LEFT VENTRICULAR HYPERTROPHY ON ECG AND
ECHOCARDIOGRAPHY IN ESSENTIAL HYPERTENSION
Tran Loc, Bui
Thi Loan, Le Thi Bich Thuan1

1 Trường Đại
học Y Dược Huế
1 Hue University of Medicine and Pharmacy
Subjects and Methods: A cross-sectional
study
of 85 primary
hypertension
patients
visting at Hue college of medicine
and pharmacy hospital. Left ventricular hypertrophy (LVH) is diagnosised on
echocardiography (gold standard -
guideline of ASE 2005) and electrocardiogram findings by Sokolow - Lyon index,
Cornell index and Romhilt - Esters point
score (guideline of AHA/ACCF/HRS
2009).
Results: Waist circumference, systolic blood
pressure and time of hypertension are higher in LVH group.
Sensitivity (Se),
specificity
(Sp), positive predictive
value (PPV),
negative predictive value (NPV) and accuracy (Ac) of the Sokolow-Lyon index
are 47,6%; 81,4%; 65,88%; Cornell index are 23,81%; 90%; 71,4%;
51, 9%; 57,65%; Romhilt – Esters point score are
23,81%; 95,35%;
83,3%; 56,2%; 60%; the combining
of these three criteria are 59,5%, 74,4%;
69,4%; 65,2%; 67%. Sokolow - Lyon index at 33mm or more (Se = 47,62%, Sp = 86,05%,
Ac= 67,06%), Romhilt - Esters point score at 4 points
or more (Se = 33,33%, Sp = 93,02%, Ac =
61,18%) are seen appropriately ECG criteria for LVH.
Conclusion: Value
of diagnosing LVH by Sokolow - Lyon is the best, especially
with males. Electrocardiographic detection of LVH can be improved by combining the Sokolow - Lyon index, Cornell index and Romhilt - Esters point score. Sokolow - Lyon
index
at 33mm
or more, Romhilt - Esters point score at 4 points or more are seen appropriately ECG criteria for LVH.
Keywords: Hypertension,
left ventricular Hypertrophy, ECG, Echocardiography.
1. ĐẶT VẤN
ĐỀ
Tăng
huyết áp (THA) là một bệnh lý tim mạch thường gặp, ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm
4,5% gánh
nặng bệnh tật trên
toàn cầu (64 triệu người sống trong tàn phế) [3].
hỏang 90% - 95% các trường hợp THA chưa rõ nguyên nhân gọi là tăng huyết áp nguyên phát (THANP),
gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan đích, trong đó có phì đại thất trái (PĐTT) cùng với những hệ
lụy khác do biến chứng này để lại. Vì vậy, phát hiện
sớm những thay đổi hình thái của
thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có ý
nghĩa cực kỳ
quan trọng trong tiên lượng và điều trị.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán PĐTT nhưng điện tâm đồ (ĐTĐ) được khuyến cáo như một xét nghiệm thường quy do tính cơ động, chi phí thấp, dễ thao tác và chẩn đoán nhanh. Đánh giá PĐTT, Sokolow-Lyon và Cornell là 2 chỉ số có ưu thế chẩn đoán. Còn bảng điểm Romhilt – Esters
lại hiệu quả trong chẩn đoán cộng đồng [4]. Tuy vậy, siêu âm tim lại được xem là phương pháp có
giá trị nhất để chẩn đoán PĐTT. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu không dùng siêu âm tim để đánh giá PĐTT sẽ làm phân loại sai các yếu tố nguy cơ tim mạch đối với tăng huyết áp đến 50% trường hợp [3]. Vậy, khả năng phù hợp trong thống nhất chẩn đoán PĐTT của 3 chỉ số điện tâm đồ trên và siêu âm tim có cao không và chúng có mối liên quan như thế nào? Để giải
đáp thắc mắc này, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Khảo sát giá trị
chẩn đoán phì đại thất trái trên điện tâm đồ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát so sánh với siêu âm tim” nhằm
mục tiêu:
1. Khảo sát các chỉ số Sokolow – Lyon, Cornell và bảng điểm
Romhilt – Esters và ngưỡng chẩn đoán
của chúng trên điện tâm đồ.
2. Đối chiếu
với kết quả siêu âm tim để
đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của các chỉ số này.
2. ĐỐI
TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
85
bệnh nhân (31 nam, 54 nữ)
được chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát theo tiêu chuẩn của
Hội Tim mạch Việt Nam 2008, điều trị Nội trú tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện Trường đại
học Y dược Huế từ tháng 5/2013 đến tháng 2/2013.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh:
+ Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
Hội
Tim mạch học Việt Nam, không phân biệt giới tính, độ tuổi từ 18 – 75.
+ Chấp nhận tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Loại trừ THA thứ phát, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim
bẩm sinh, bệnh mạch
vành, đái tháo đường, thiếu máu, cường giáp,
các bệnh lý của thận, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp.
+ BN không chấp
nhận tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp
nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả
cắt ngang.
2.2.2. Các bước
tiến hành
- Lấy các số liệu
cần thiết theo phiếu nghiên cứu được lập sẵn.
- Khám lâm sàng tỉ mỉ,
đo huyết áp 2-3 lần/lần khám.
- Đo ĐTĐ bằng máy điện tim 6 cần của hãng Nihon Kohden Nhật Bản để đánh giá các chỉ
số chẩn đoán PĐTT theo khuyến cáo của AHA/ACCF/HRS năm 2009 [4]:
+ Sokolow –
Lyon: RV5,6 ≥
25 mm hoặc RV5,6 + SV1 ≥ 35 mm.
+ Cornell: SV3+ RaVL > 20 mm ở Nữ hoặc > 28 mm ở nam.
+ Bảng điểm
Romhilt – Esters:
Tiêu chuẩn điện tâm đồ
|
Điểm
|
Biên độ QRS tăng một trong
các tiêu chuẩn sau:
- R hay S ở
chuyển đạo chi >
20 mm
- SV1, SV2 hoặc SV3 > 25 mm
- RV5, RV6 >
25 mm
|
3
3
3
|
ST-T trái chiều phức bộ QRS:
- Chưa dùng
Digoxin
- Có dùng Digoxin
|
3
1
|
Trục điện tâm lệch trái > -300
|
3
|
Thời gian QRS >
0.09s ở V5, V6
|
2
|
Dấu hiệu Dày nhĩ trái ở V1 (pha âm của sóng P > 0.04)
|
1
|
Thời gian nhánh nội điện ở V5
hoặc V6 ≥ 0.04s
|
1
|
Tổng ≥ 5 điểm chắc chắn PĐTT, nếu ≥ 4 điểm nghi ngờ PĐTT
|
- Siêu âm tim bằng máy mang nhãn hiệu PHILIPS
ENVISOR HD, lấy LVMI làm tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán PĐTT
theo khuyến cáo của ASE 2005 [9]:
+ LVMI > 115
g/m2 ở nam,
> 95 g/m2 ở nữ.
2.2.3. Xử lý số
liệu
Phần mềm Excel
2010 và SPSS 16.0.
3. KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của
nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
|
Chung (n=85)
|
Có PĐTT(n=42)
|
KPĐTT (n=43)
|
p
|
Tuổi
|
63,33 ± 8,34
|
64,33 ± 9,06
|
62,34 ± 8,62
|
> 0.05
|
Giới (Nam/Nữ) (%)
|
36,47 (63,53)
|
33,33 (66,77)
|
37,21 (62,79)
|
> 0.05
|
BMI (kg/m2)
|
21,41 ± 1,98
|
21,13 ± 1,97
|
21,68 ± 2,01
|
> 0.05
|
BSA (m2)
|
1,49 ± 0,11
|
1,47 ± 0,11
|
1,51 ± 0,10
|
> 0.05
|
Vòng bụng (cm)
|
81,35 ± 5,
98
|
81,14 ± 7,00
|
81,56 ± 4,95
|
> 0.05
|
HATT (mmHg)
|
161,88 ± 20,94
|
165,95 ± 24,47
|
157,91 ± 14,43
|
< 0.05
|
HATTr (mmHg)
|
88,79 ± 11,54
|
90,76 ± 11,84
|
86,86 ± 11,56
|
> 0.05
|
Mạch
|
83,27 ± 11,52
|
85,64 ± 12,87
|
80,95 ± 10,23
|
> 0.05
|
Hút thuốc lá (%)
|
38,82
|
38,10
|
39,53
|
> 0.05
|
RL lipid máu (%)
|
44,71
|
47,62
|
41,86
|
> 0.05
|
Thời gian
phát hiện THA (năm)
|
5,20 ± 4,05
|
7,45 ± 4,90
|
3,00 ± 2,33
|
< 0.05
|
Chưa ĐT/ĐT không thường xuyên (%)
|
50,59
|
66,67
|
34,88
|
< 0.05
|
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm THA có PĐTT và KPĐTT về
HATT, điều trị thường
xuyên hay không và thời gian phát hiện THA với p < 0,05.
3.2. Khảo sát
phì đại thất trái trên điện tâm
đồ theo giới và BMI
3.2.1. Khả năng xuất hiện (+) ĐTĐ theo giới ở nhóm
có PĐTT
Nhóm có PĐTT
|
Sokolow-Lyon (+)
|
Cornell (+)
|
Romhilt-Esters (+)
|
|||
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
|
Nữ (n=30)
|
9
|
30,00
|
8
|
26,67
|
6
|
20,00
|
Nam (n=12)
|
11
|
91,67
|
2
|
16,67
|
4
|
33,33
|
p
|
<0.05 (OR= 0,039)
|
>0.05
|
> 0.05
|
Nhận xét: Có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về khả năng thể hiện dương tính đối với Sokolow – Lyon giữa 2 giới nữ và nam có PĐTT. Ở Nữ có PĐTT, khả năng xuất hiện Sokolow – Lyon (+) thấp
hơn rất nhiều so với nam với OR = 0,039.
3.2.2. Khả năng xuất hiện (+) trên ĐTĐ ở nhóm có PĐTT theo chỉ số khối cơ thể (BMI)
Nhóm có PĐTT
|
Sokolow–Lyon(+)
|
Cornell (+)
|
Romhilt- Esters (+)
|
|||
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
|
BMI≥23 kg/m2 (n =10)
|
4
|
40,00
|
2
|
20,00
|
3
|
30,00
|
BMI<23 kg/m2 (n=32)
|
16
|
50,00
|
8
|
25,00
|
7
|
21,88
|
p
|
> 0.05
|
> 0.05
|
> 0.05
|
Nhận
xét: Không có sự khác biệt về khả năng xuất hiện dương tính trên ĐTĐ ở 2 nhóm có
PĐTT kèm hoặc không kèm thừa cân, béo phì.
3.3. Ngưỡng chẩn
đoán PĐTT trên ĐTĐ
3.3.1.
Ngưỡng chẩn đoán PĐTT của chỉ số Sokolow – Lyon (RV5,6 + SV1)
Ngưỡng
RV5,6+SV1
|
Se (%)
|
Sp (%)
|
PPV (%)
|
NPV (%)
|
Ac (%)
|
AuC
|
≥ 30
|
52,38
|
70,09
|
64,71
|
60,78
|
62,35
|
0,622
|
≥ 31
|
52,38
|
79,07
|
70,97
|
62,96
|
65,88
|
0,657
|
≥ 32
|
47,62
|
81,40
|
71,43
|
61,40
|
64,71
|
0,645
|
≥ 33*
|
47,62
|
86,05
|
76,92
|
62,71
|
67,06
|
0,688
|
≥ 34
|
45,23
|
86,05
|
76,00
|
61,67
|
65,88
|
0,656
|
≥ 35
|
45,23
|
90,70
|
79,16
|
62,90
|
68,24
|
0,688
|
≥ 36
|
42,85
|
93,02
|
85,71
|
62,50
|
68,24
|
0,656
|
≥ 37
|
42,85
|
97,67
|
94,74
|
63,63
|
70,59
|
0,644
|
≥ 38
|
40,48
|
100
|
89,47
|
63,24
|
70,59
|
0,632
|
≥ 39
|
35,71
|
100
|
100
|
61,43
|
68,24
|
0,643
|
≥ 40
|
30,95
|
100
|
100
|
59,72
|
65,88
|
0,631
|
Nhận xét: Tại điểm RV5,6 + SV1 ≥ 33 mm và 35 mm, diện tích dưới đường cong ROC lớn
nhất (AuC = 0,688) nên có giá trị chẩn
đoán cao nhất.
3.3.2. Ngưỡng chẩn đoán PĐTT của bảng điểm
Romhilt – Esters
Ngưỡng R-E
|
Se (%)
|
Sp (%)
|
PPV (%)
|
NPV (%)
|
Ac (%)
|
AuC
|
≥ 3 điểm
|
52,38
|
70,09
|
64,71
|
60,78
|
62,35
|
0,622
|
≥ 4 điểm*
|
33,33
|
93,02
|
80,00
|
57,14
|
61,18
|
0,632
|
≥ 5 điểm
|
23,81
|
95,35
|
83,33
|
56,16
|
60,00
|
0,596
|
≥ 6 điểm
|
16,67
|
100
|
100
|
55,13
|
58,82
|
0,583
|
Nhận xét: Tại điểm cắt
R-E ≥ 4 điểm, diện tích
dưới
đường cong ROC lớn
nhất (AuC
= 0,632)
nên có giá trị chẩn đoán cao nhất.
3.4. Giá
trị chẩn đoán PĐTT của ĐTĐ
3.4.1. Độ nhạy, độ đặc hiệu
của từng chỉ số ĐTĐ khi đối chiếu với siêu âm tim
Chỉ số
|
Se (%)
|
Sp (%)
|
PPV (%)
|
NPV (%)
|
Ac (%)
|
AuC
|
Sokolov–Lyon
|
47,6
|
81,4
|
71,4
|
61,4
|
65.88
|
0,65
|
Cornell
|
23,81
|
90
|
71,4
|
51,9
|
57.65
|
0,57
|
Romhilt-Ester
|
23,81
|
95,35
|
83,3
|
56,2
|
60.00
|
0,60
|
Nhận xét: Chỉ số Sokolov-Lyon có diện tích dưới đường cong ROC lớn nhất (AuC = 0,65)
nên có giá trị chẩn đoán cao hơn 2 chỉ số còn lại.
3.4.2. Độ nhạy, độ đặc hiệu
khi kết hợp các chỉ số ĐTĐ đối chiếu
với siêu âm tim
Chỉ số
|
Se(%)
|
Sp(%)
|
PPV(%)
|
NPV(%)
|
Ac(%)
|
AuC
|
Sokolov-Lyon + Cornell
|
57,1
|
74,4
|
68,6
|
64,0
|
65,8
|
0,681
|
Sokolov-Lyon+Romhilt-Ester
|
52,4
|
81,4
|
73,3
|
63,6
|
66,9
|
0,680
|
Cornell+Romhilt-
Ester
|
35,7
|
86,1
|
71,4
|
57,8
|
60,9
|
0,608
|
Sokolov-Lyon+Romhilt-Ester
+Cornell
|
59,5
|
74,4
|
69,4
|
65,2
|
67,0
|
0,681
|
Nhận xét: Diện tích dưới đường cong ROC của phức hợp 2 chỉ số Sokolov – Lyon + Cornell
và phức hợp 3 chỉ số bằng nhau (AuC = 0,681) nên có giá trị chẩn đoán ngang nhau.
Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện giá trị chẩn đoán của các chỉ số ĐTĐ qua đường cong ROC
4.1. Bàn về khả năng (+) trên ĐTĐ ở bệnh nhân THA có PĐTT theo
giới và BMI
- Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong 3 chỉ số ĐTĐ,
có sự khác biệt có ý nghĩa về
khả năng thể hiện dương tính chỉ đối với Sokolow
– Lyon giữa 2 giới nữ và nam ở nhóm có PĐTT. Ở nữ có PĐTT, khả năng xuất hiện Sokolow – Lyon (+) thấp hơn rất nhiều so với nam (30%
so với 91,67%; OR = 0.039). Nguyên nhân có thể do chỉ số này là tổng của 2 điện thế trước tim,
có liên quan đến bề dày thành ngực. Ở nữ, thành ngực có xu hướng dày hơn nam
nên điện thế trước tim
sẽ nhỏ hơn. Vì vậy, khả năng xuất hiện Sokolow - lyon (+) ở nữ nhỏ hơn nam. Kết quả của chúng
tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Dương Đình Hoàng (2012) [1]. Như vây, dùng
chỉ Sokolow - Lyon ở nam có thể sẽ phát hiện
PĐTT nhạy hơn so với nữ. Cần có một nghiên cứu sâu hơn về ngưỡng chẩn đoán của chỉ số này ở nữ trong tương lai.
- Theo biện luận như trên, đối với Cornell, ngoài liên quan đến điện thế trước tim (SV3) còn
có liên quan đến điện thế ngoại biên (aVL) nên chưa thấy có sự khác biệt giữa 2 giới. Đối với bảng điểm Romhilt - Esters, do
là tổng của nhiều yếu tố gồm chuyển đạo trước tim, ngoại biên, trục
điện tim,... nên cũng không thể hiện sự khác biệt giữa nam và nữ.
- Theo Bill P.Hsieh và cs [10] nghiên cứu 49650 trường hợp ở nhóm có PĐTT trên ĐTĐ
có BMI trung bình là 30,2 ± 6,7 kg/m2, nhóm KPĐTT trên ĐTĐ là 26,5 ± 3,5 kg/m2,
có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Theo nhiều nghiên cứu trước đây, người ta thấy rằng, Sokolow - Lyon nên dùng ở người béo phì [11]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy sự khác biệt về khả năng (+) trên ĐTĐ ở 2 nhóm PĐTT có và không có thừa cân béo phì. Nguyên nhân có thể
do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi
là người châu Á, BMI thấp hơn
so với người châu Âu, châu Mỹ; cỡ mẫu còn nhỏ, số trường hợp có BMI ≥ 23 kg/m2 trong nhóm
PĐTT còn ít so với
nhóm PĐTT có BMI < 23 kg/m2 (10/32, tổng chung có 20/65).
Chúng tôi lại chỉ khảo sát khả năng
xuất hiện (+) trên ĐTĐ
đối với những bệnh nhân có PĐTT trên siêu âm tim nên có kết quả
khác so với những nghiên cứu trước.
4.2. Bàn về
ngưỡng chẩn đoán của các chỉ số ĐTĐ
- Bảng mục 3.4.1 cho thấy giá trị chẩn đoán PĐTT của chỉ số Sokolow - Lyon (AuC =
0,65) và bảng điểm Romhilt
- Esters (AuC = 0,60) có giá trị chẩn đoán PĐTT cao hơn Cornell nên chúng tôi tập trung tìm ngưỡng chẩn đoán của 2 chỉ số này.
- Đối với chỉ số Sokolow - Lyon, tại điểm RV5,6 + SV1 ≥ 33 mm và 35 mm, diện tích dưới
đường cong ROC lớn nhất nên có giá trị chẩn đoán cao nhất. Tuy nhiên, để tăng độ nhạy lên
trong test chẩn đoán thống kê, người ta chấp nhận giảm độ đặc hiêu xuống. Vì thế, chúng tôi chọn
điểm cắt là 33 mm. Tại đây có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác lần lượt là 47,62%;
86,05%; 67,06%. Kết quả này chênh lệch không nhiều so với nghiên cứu của Văn Ngọc Tuyết và cs [6]
với điểm cắt
là 32 mm.
- Đối với bảng điểm
Romhilt - Esters, tại điểm cắt ≥ 4 điểm có giá trị chẩn đoán cao nhất
với độ nhạy là 33,33 %,
độ đặc hiệu là 93,02%,
độ chính xác là 61,18%.
Kết quả này của chúng
tôi tương tự như kết quả của Văn Ngọc
Tuyết và cs[6], cao hơn 2 điểm so với nghiên cứu của
Dương Đình Hoàng[1].
4.3. Bàn
về độ nhạy, độ đặc hiệu của các chỉ
số ĐTĐ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ nhạy của chỉ số Sokolow - Lyon cao nhất với 47,6%,
độ đặc hiệu là 81,14%, độ chính xác
là 65,88%; diện tích dưới đường cong
ROC lớn nhất (0,65) nên có giá trị chẩn
đoán cao hơn so với 2 chỉ
số còn lại. Trong nghiên cứu này, độ nhạy của Cornell và bảng điểm Romhilt - Esters
ngang nhau nhưng Romhilt - Ester có độ đặc hiệu lớn
nhất (95,35%) nên có giá trị chẩn đoán
hơn Cornell. Kết quả này của chúng tôi tương tự với nghiên
cứu của Dương Đình Hoàng là chỉ số Sokolow - Lyon có độ nhạy cao nhất
(61.8%) [1] nhưng khác với nghiên cứu của Lê Văn
Tú, Romhilt - Esters có độ nhạy cao nhất (53.3%)[5].
Dựa vào diện tích dưới đường cong ROC ở bảng mục
3.4.1 và bảng mục 3.4.2, ta thấy rõ rằng, việc phối hợp
các tiêu chuẩn ĐTĐ để chẩn đoán PĐTT cho giá trị chẩn đoán cao hơn. Đối với
nghiên cứu này, phức hợp 2 chỉ số Sokolow
- Lyon, Cornell và phức hợp 3 chỉ số có diện
tích dưới đường cong ROC bằng nhau (AuC=0,681). Xét về lý thuyết, ta ưu tiên chọn phức hợp
3 chỉ số để chẩn đoán PĐTT vì có độ nhạy cao hơn (Se=59,5%), độ chính xác cao hơn (67%).
Tuy nhiên, do chênh lệch về độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác so
với phức hợp 2 chỉ số Sokolow
– Lyon + Cornell không nhiều. Trong khi đó, trên lâm sàng, việc phối hợp 3 chỉ số để chẩn đoán ĐTĐ sẽ làm mất thời gian và dễ gây nhầm
lẫn hơn so với việc phối hợp 2 chỉ số. Do đó, cần có những nghiên cứu sâu hơn, với cỡ mẫu lớn hơn về
việc
phối hợp các chỉ số này trong chẩn đoán PĐTT để đưa ra những kết
luận phù hợp nhất.
5. KẾT LUẬN
- Độ tuổi trung bình của nhóm
nghiên cứu là 63,33
± 8,34, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm
có PĐTT và KPĐTT. Tỷ lệ nam/nữ là 31/54 người. Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về vòng bụng, HATT, thời gian phát hiện tăng huyết áp giữa 2
nhóm PĐTT và không PĐTT.
- Chỉ số Sokolow - Lyon có độ nhạy cao nhất (Se = 47,6%, Sp = 81,4%, AuC = 0.65), có giá trị
chẩn đoán cao ở nam giới.
- Không có sự khác biệt về khả năng chẩn đoán (+) trên ĐTĐ ở nhóm
PĐTT
có hay không có thừa cân, béo phì.
- Ngưỡng chẩn đoán PĐTT đối
với Sokolow-Lyon là RV5,6 + SV1 ≥ 33mm (Se = 47,62%, Sp = 86,05%, Ac= 67,06%), đối với bảng điểm Romhilt-Esters là ≥ 4 điểm (Se = 33,33%, Sp =
93,02%,
Ac = 61,18%).
- Khi phối hợp các tiêu chuẩn ĐTĐ để chẩn đoán sẽ có giá trị chẩn đoán cao hơn, phối hợp
3 chỉ số
Sokolow-Lyon, Cornell và Romhilt-Esters (Se = 59,5%, Sp =
74,4%, Ac = 67%) so với phối
hợp 2 chỉ số (Sokolow-Lyon
+Cornell là Se =57,1%, Sp=74,4%, Ac=65,8% và phối hợp Sokolow-Lyon+Romhilt-Esters
là Se=52,4%; Sp=81,4%;Ac=66,9%).
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Đình Hoàng (2012),
"Nghiên cứu biến
chứng phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp", Luận văn Thạc sĩ y học của
bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Hồ Thúy Mai (2009), "Nghiên cứu hình thái và chức năng thất trái ở người cao tuổi
có tăng huyết áp
nguyên phát bằng siêu âm tim
và
điện tim",
Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2008), "Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam
về chẩn đoán, điều trị, dự phòng Tăng huyết áp ở
người lớn", Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim
mạch và chuyển hóa, tr. 235 -
294.
4. Huỳnh Văn Minh, Hoàng Anh Tiến, Nguyễn Văn Điền (2009),
"Hội chứng phì đại thất",
Điện tâm đồ từ điện sinh lý đến
chẩn đoán lâm sàng, Nhà
xuất bản Đại học Huế, tr. 222 – 237.
5. Lê Văn Tú (2010),
"Nghiên cứu giá trị của điện tâm đồ trong chẩn đoán phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có đối chiếu với siêu âm tim",
Luận văn Thạc sĩ y học
của Bác sĩ nội trú, Trường Đại
học Y Dược Thái Nguyên.
6. Văn Ngọc Tuyết, Bàng Ái Viên, Nguyễn Văn Trí, "Chẩn
đoán phì đại thất trái bằng điện tâm đồ",
Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 135 - 140.
7. Phạm Nguyễn Vinh (2006), "Bệnh tăng huyết áp: Cơ chế, dịch tễ, lâm sàng,
và chẩn
đoán", Bệnh
học tim mạch tập 2, Nhà xuất bản Y học
TP.HCM, tr. 229 - 256.
8. Phạm Nguyễn Vinh (2008), "Siêu
âm tim", Bệnh học Tim mạch tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 83 - 112.
9. Phạm
Anh Vũ (2008), "Đánh giá chức năng thất
và huyết động bằng siêu âm Doppler", Siêu âm tim từ
căn bản đến nâng cao, Nhà xuất
bản Đại học Huế, tr. 168 -193.
10. Bill P. Hesieh,
Michael X. Pham, Victor F.Froelicher, "Prognostic value of electrocardiographic criteria
for left ventricular hypertrophy"(2010), Hypertension and Left
ventricular hypertrophy, pp. 21
– 28.
11. E. William Hancock,
Barbara J. Deal, David
M. Mirvis, Peter Okin, Paul Kligfield
and Leonard S. Gettes, “AHA/ACCF/HRS
Recommendations for the Standardization and
Interpretation of the Electrocardiogram, Part V: Electrocardiogram
Changes. Associated with Cardiac. Chamber Hypertrophy” (2009), Am.
Coll.
Cardiol.; 53;
992 – 1002; originally published online Feb, 19,
2009.
No comments:
Post a Comment