Thuốc chống đau
thắt ngực, chẹn kênh calci, có tính chất chống loạn nhịp tim (nhóm I theo phân loại Vaughan-Williams:
chất ổn định màng). Bepridil có thể gây xoắn đỉnh.
CÁC THUỐC
TRONG NHÓM
Cordium viên nén 100 mg.
![]() |
Cordium viên nén 100 mg. |
BEPRIDIL viên nén 100 mg.
1. CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC.
- Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: Mức độ 3.
-Thời kỳ cho con
bú: Không
nên dùng thuốc cho phụ nữ đang thời kỳ cho con bú.
-Thời kỳ mang
thai:
Không nên dùng thuốc cho người mang thai.
-Suy tim: Bepridil giảm
hoạt động của tim và giảm tiêu thụ oxy của cơ tim do chẹn calci vào tế bào tim,
với nguy cơ truỵ tim hoặc suy tâm thất trái, ở người suy tim không bù trừ.
- Thận trọng: Mức độ 2.
- Blốc
nhĩ thất.
- Cần theo dõi: Mức độ 1.
-Người cao tuổi: Giảm liều đối
với người bệnh cao tuổi vì tác dụng ức chế cơ tim của thuốc chống đau thắt ngực
này và tránh phối hợp với các thuốc làm chậm nhịp tim khác.
2. TƯƠNG TÁC THUỐC.
- Phối hợp nguy hiểm: Mức độ 4.
-Amiodaron; bretylium; disopyramid; quinidin hoặc dẫn
chất; vincamin.
Phân tích: Tăng nguy cơ
xoắn đỉnh do tác dụng hiệp đồng, nhất là khi có các yếu tố thuận lợi như hạ
kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài có từ trước (chỉ biểu hiện trên điện
tâm đồ). Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn
rất ngắn (vài giây, mệt thỉu, cảm giác ngất mà không mất tri giác).
Xử lý: Chống chỉ định
và không được kê đơn phối hợp vì có tiềm năng gây tử vong.
-Benzamid.
Phân tích: Tăng nguy cơ
xoắn đỉnh do tác dụng hiệp đồng, nhất là khi có các yếu tố thuận lợi như hạ
kali máu, nhịp tim chậm và một khoảng QT dài có từ trước (chỉ thấy trên điện tâm
đồ). Chú ý, sultoprid là thuốc duy nhất trong nhóm benzamid, do tính chất điện
sinh lý đặc biệt, có thể hiếm gây rối loạn nhịp tim, trong đó có xoắn đỉnh.
Loạn nhịp tim (xoắn đỉnh) xuất hiện tuỳ thuộc vào liều.
Xử lý: Chống chỉ định
và không được kê đơn phối hợp, vì có tiềm năng gây tử vong.
-Dantrolen.
Phân tích: Rung thất gây
tử vong, luôn luôn quan sát được ở động vật. Vì thận trọng, chống chỉ định phối
hợp, ngay cả khi ở một số người, phối hợp không thấy gây trở ngại.
Xử lý: Không phối hợp
nếu không có mọi phương tiện theo dõi và can thiệp tức thì (cơ sở hồi sức)
-Kháng
histamin kháng H1 không an thần.
Phân tích: Tương tác chỉ
được mô tả với astemizol, kháng histamin H1 được coi là không an
thần: tăng nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh.
Xử lý: Vì chống chỉ
định phối hợp, chọn một thuốc kháng histamin không an thần khác không gây xoắn
đỉnh (cetirizin, loratadin).
-Macrolid.
Phân tích: Trong nhóm
macrolid, (theo hiểu biết hiện nay của chúng ta) chỉ duy nhất có erythromycin
tiêm tĩnh mạch có thể dễ gây xoắn đỉnh (kéo dài khoảng QT, ngoại tâm thu thất,
xoắn đỉnh, blốc nhĩ thất), nhất là khi có hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng
QT dài có từ trước (chỉ thấy trên điện tâm đồ). Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất
đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn (vài giây, mệt thỉu, cảm giác ngất
mà không mất tri giác).
Xử lý: Chống chỉ định
và không được kê đơn phối hợp đặc biệt gây tử vong này. Ngay cả khi dùng một
mình, erythromycin tiêm tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim. Khuyên
không nên tiêm thuốc nhanh cả liều, mà phải truyền nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục
hoặc gián đoạn, thời gian cho thuốc mỗi lần truyền tối thiểu phải là 60 phút.
-Ritonavir.
Phân tích: Vì ritonavir
có ái lực mạnh với isoenzym 3A4 của các cytochrom P450,
nên làm giảm, do tính chất cạnh tranh, chuyển hoá của bepridil, một thuốc được
chuyển hoá mạnh bởi các cytochrom P450. Do đó, nồng độ bepridil
trong huyết tương tăng và có nguy cơ tăng độc tính. Nguy cơ độc với tim: khoảng
QT kéo dài và xuất hiện xoắn đỉnh. Tương tác dược động học về chuyển hoá thuốc.
Xử lý: Không kê đơn
phối hợp này. Tìm cách thay thế thuốc.
-Sparfloxacin.
Phân tích: Tăng nguy cơ
xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn
rất ngắn (vài giây, mệt thỉu, cảm giác ngất mà không mất ý thức), đôi khi tiến
triển thành rung thất, gây tử vong.
Xử lý: Không nên phối
hợp thuốc. Nên chọn một fluoroquinolon khác, hoặc một thuốc khác, tuỳ theo mục
tiêu điều trị. Nếu nhất thiết phải phối hợp, bắt buộc phải theo dõi lâm sàng và
điện tâm đồ.
-Verapamil.
Phân tích: Vì nguy cơ xoắn
đỉnh do bepridil, nên tránh phối hợp với một thuốc chống loạn nhịp làm chậm
nhịp tim.
Xử lý: Tránh phối hợp
này, trừ khi được theo dõi thường xuyên (cơ sở hồi sức). Phối hợp các thuốc
chống loạn nhịp tim với nhau nói chung rất khó, đòi hỏi tăng cường theo dõi lâm
sàng và điện tâm đồ, nhưng riêng bepridil thì cần tránh.
- Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: Mức độ 3.
-Amphotericin
B.
Phân tích: Nguy cơ xoắn
đỉnh khi phối hợp với amphotericin B tiêm, nhất là khi có hạ kali máu, nhịp tim
chậm và khoảng QT dài từ trước (chỉ thấy trên điện tâm đồ). Xoắn đỉnh là một
kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn (vài giây, mệt
thỉu, cảm giác ngất mà không mất tri giác).
Xử lý: Không nên phối
hợp. Dùng những thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu nhất thiết phải phối hợp, phải
sẵn có phương tiện theo dõi thường xuyên (monitoring) khoảng QT và tiến hành
kiểm tra thường xuyên kali máu. Chú ý các dấu hiệu lâm sàng có thể báo hiệu hạ
kali máu, như mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút...
-Glucocorticoid; halofantrin; corticoid-khoáng;
pentamidin; tetracosactid; thuốc nhuận tràng kích thích.
Phân tích: Nguy cơ xuất
hiện xoắn đỉnh khi phối hợp. Hạ kali máu, nhịp tim chậm và một khoảng QT dài có
từ trước (chỉ thấy trên điện tâm đồ) là những yếu tố có thể tạo thuận lợi cho
xoắn đỉnh xuất hiện.
Xử lý: Không nên phối
hợp. Dùng những thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu nhất thiết phải phối hợp, phải
sẵn có phương tiện theo dõi thường xuyên (monitoring) khoảng QT và tiến hành
kiểm tra thường xuyên kali máu. Chú ý các dấu hiệu lâm sàng có thể báo hiệu hạ
kali máu, như mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút...
-Thuốc
lợi tiểu thải kali; furosemid hoặc thuốc tương tự.
Phân tích: Nguy cơ xuất
hiện xoắn đỉnh khi phối hợp hai thuốc. Hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT
dài có từ trước (chỉ thấy trên điện tâm đồ) là những yếu tố thuận lợi cho xoắn
đỉnh xuất hiện.
Xử lý: Không nên phối
hợp. Dùng những thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu nhất thiết phải phối hợp, phải
sẵn có phương tiện theo dõi thường xuyên (monitoring) khoảng QT và tiến hành
kiểm tra thường xuyên kali máu. Chú ý các dấu hiệu lâm sàng có thể báo hiệu hạ
kali máu, như mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút...
-Thuốc
nhuận tràng làm trơn.
Phân tích: Sử dụng kéo
dài thuốc nhuận tràng làm trơn (cũng như tiêu chảy nặng) có thể gây hạ kali
máu.
Xử lý: Nếu cần phải
phối hợp thuốc nhuận tràng làm trơn với thuốc này, phải dự phòng hạ kali máu
bằng cách bổ sung kali và, tuỳ theo lâm sàng, theo dõi điện tâm đồ (nguy cơ hạ
kali máu ít hơn so với các thuốc nhuận tràng kích thích). Khuyên người bệnh tự
bổ sung kali (ăn nhiều chuối, mận...). Cần nhớ hạ kali máu biểu hiện qua triệu
chứng mệt mỏi, yếu cơ, thậm chí chuột rút. Nếu các triệu chứng đó xuất hiện,
khuyên người bệnh gặp lại bác sĩ điều trị.
- Tương tác cần thận trọng: Mức độ 2.
-Calci.
Phân tích: Có thể dùng
phối hợp để điều trị quá liều thuốc chẹn calci và ngược lại. Tác dụng dược lý
có được chủ yếu bằng calci tiêm tĩnh mạch, như vậy calci tiêm tĩnh mạch làm
giảm tác dụng thuốc chẹn calci. Calci uống không có tương tác này.
Xử lý: Phối hợp này đã
đựơc dùng để điều trị hạ huyết áp và nhịp tim chậm do bepridil gây ra. Có thể
dùng phối hợp này để điều trị quá liều thuốc chẹn calci, hoặc rung thất do
calci gluconat gây nên.
-Clozapin.
Phân tích: Nguy cơ tăng
tác dụng hạ huyết áp.
Xử lý: Theo dõi huyết
áp động mạch và điều chỉnh liều của bipridil trong và sau khi ngừng điều trị
bằng clozapin. Thận trọng đặc biệt khi sử dụng ở người bệnh cao tuổi.
-Dextropropoxyphen.
Phân tích: Tác dụng hạ
huyết áp nhẹ của dextropropoxyphen, cũng như các thuốc hạ huyết áp khác làm
tăng thêm tác dụng hạ huyết áp và tăng thêm nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng.
Xử lý: Cần theo dõi
huyết áp trong khi phối hợp hai thuốc (trong khi điều trị và sau khi ngừng một
trong hai thuốc). Tuỳ theo thuốc dùng, hạ huyết áp có thể nặng hoặc nhẹ. Nếu
cần, điều chỉnh liều một hoặc hai thuốc. Lập một kế hoạch uống thuốc đều dặn.
Khuyên người bệnh, nếu thấy chóng mặt khi bắt đầu điều trị, nên gặp lại bác sĩ
điều trị để điều chỉnh liều một hoặc cả hai thuốc, nếu cần. Tăng cường theo dõi
ở người bệnh cao tuổi (nguy cơ ngã) và khuyên họ chuyển dần dần từ tư thế nằm
hoặc ngồi sang tư thế đứng.
-Glycosid
trợ tim.
Phân tích: Rối loạn tính
tự động của tâm thất, khi phối hợp hai thuốc làm chậm nhịp tim (nguy cơ nhịp
tim chậm quá mức) Rối loạn dẫn truyền xoang- thất, có thể dẫn đến suy tim.
Xử lý: Phối hợp phải
được quản lý tại cơ sở chuyên khoa, để theo dõi người bệnh liên tục, chủ yếu
khi bắt đầu điều trị.
-Thuốc
chẹn alpha.
Phân tích: Phối hợp hai
tác dụng dược lý chống tăng huyết áp khi thuốc , có thể dẫn đến nguy cơ hạ
huyết áp quan trọng ở người bệnh.
Xử lý: Có thể phối
hợp hai thuốc chống tăng huyết áp khi thuốc kia chưa đủ tác dụng. Thông báo cho
người bệnh về nguy cơ hạ huyết áp và đề nghị một kế hoạch uống thuốc được trải
đều trong ngày, có tính đến tính chất dược lý của các thuốc. Khuyên người bệnh
tự theo dõi huyết áp đều đặn khi dùng thêm thuốc thứ hai và khi ngừng một trong
hai thuốc.
-Thuốc
chẹn beta.
Phân tích: Vì các thuốc
này có tác dụng giảm co sợi cơ tim rõ rệt (kể cả dạng thuốc nhỏ mắt với thuốc
chẹn beta), có nguy cơ nhịp tim chậm quá mức, ngừng xoang tim, rối loạn dẫn
truyền xoang và nhĩ - thất và suy tim.
Xử lý: Chỉ có thể kê
đơn phối hợp được, nếu theo dõi điện tâm đồ thường xuyên, đặc biệt ở người bệnh
cao tuổi và khi bắt đầu điều trị. Thận trọng khi ngừng hai liệu pháp đối với
người bị đau thắt ngực.
-Nitrat
chống co thắt mạch vành; nicorandil.
Phân tích: Phối hợp với
bất cứ thuốc nào có tác dụng chống tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ hạ
huyết áp đôi khi có thể dẫn tới choáng.
Xử lý: Theo dõi huyết
áp trong khi điều trị và sau khi ngừng một trong hai thuốc. Đặc biệt thận trọng
khi dùng ở người bệnh cao tuổi.
-Thuốc
chủ vận morphin.
Phân tích: Tăng tác dụng
hạ huyết áp và tăng thêm nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng.
Xử lý: Theo dõi huyết
áp trong khi phối hợp hai thuốc. Tuỳ theo thuốc dùng, hạ huyết áp có thể nặng
hoặc nhẹ. Nếu cần, điều chỉnh liều một hoặc hai thuốc. Lập một kế hoạch uống
thuốc đều đặn. Khuyên người bệnh nếu thấy chóng mặt khi bắt đầu điều trị, nên
gặp lại bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều một hoặc cả hai thuốc. Tăng cường
theo dõi với người cao tuổi (nguy cơ ngã) và khuyên họ chuyển dần dần từ tư thế
nằm hoặc ngồi sang tư thế đứng.
-Thuốc
gây mê bay hơi chứa halogen.
Phân tích: Có thể có rối
loạn dẫn truyền nhĩ - thất, nhất là với halothan và ethran.
Xử lý: Khuyên người
bệnh sắp được phẫu thuật báo cho thầy thuốc gây mê biết về những thuốc mình
dùng.
-Thuốc
gây mê nhóm barbituric.
Phân tích: Dùng đồng thời thuốc chống tăng huyết áp hoặc thuốc có
thể gây hạ huyết áp với các thuốc gây mê nhóm barbituric có thể gây hạ huyết áp
nặng.
Xử lý: Khuyên người
bệnh, phải qua phẫu thuật, báo cho thầy thuốc gây mê biết các thuốc đang dùng.
-Thuốc
giãn mạch chống tăng huyết áp.
Phân tích: Tăng tác dụng
chống tăng huyết áp.
Xử lý: Cần phải điều
chỉnh liều. Lập một kế hoạch uống thuốc và khuyên người bệnh tuân thủ. Khi bắt
đầu điều trị, khuyên người bệnh theo dõi huyết áp đều đặn cho tới khi đạt một
sự cân bằng điều trị.
-Thuốc
nhuận tràng nhầy và thẩm thấu.
Phân tích: Hạ kali máu,
nhịp tim chậm và một khoảng QT dài có từ trước (chỉ thấy trên điện tâm đồ) là
những yếu tố có thể tạo thuận lợi cho xoắn đỉnh xuất hiện.
Xử lý: Nếu nhất thiết
phải phối hợp, phải sẵn có phương tiện theo dõi thường xuyên (monitoring)
khoảng QT và tiến hành kiểm tra thường xuyên kali máu. Chú ý đến dấu hiệu lâm
sàng có thể báo hiệu hạ kali máu, như mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút...
No comments:
Post a Comment