Thuốc ức chế
miễn dịch, tác động đến chuyển hoá purin. Thuốc phân giải thành 6-mercaptopurin.
CÁC THUỐC
TRONG NHÓM
AZATHIOPRIN
viên nén 50 mg.
![]() |
Azathioprin viên nén 50mg. |
Azanin
viên nén 50 mg.
![]() |
Azanin viên nén 50 mg. |
Imurel
viên nén 50 mg.
![]() |
Imurel viên nén 50 mg. |
1. CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC.
*Thuốc
do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định, tuỳ theo tình trạng người bệnh.
2. TƯƠNG TÁC THUỐC.
- Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: Mức độ 3.
-Alopurinol.
Phân tích: Tác dụng của
azathioprin và mercaptopurin tăng lên rõ rệt khi phối hợp với alopurinol. Tương
tác này có thể không xảy ra khi các thuốc này (chống ung thư) được tiêm tĩnh
mạch. Điều này cần được xác nhận thêm. Alopurinol ức chế chuyển hoá oxy hoá
azathioprin và mercaptopurin bằng cách ức chế xanthin oxydase, là enzym cần cho
sự phân giải purin thành acid uric, gây nguy cơ tích luỹ azathioprin và
mercaptopurin. Tương tác xảy ra chậm.
Xử lý: Tương tác quan
trọng về lâm sàng và có khả năng gây tử vong. Liều lượng azathioprin và
mercaptopurin phải giảm tới khoảng 1/3 hoặc 1/4 khi dùng thuốc đường uống để
giảm gây ngộ độc. Phải giám sát chặt người bệnh.
-Co-trimoxazol
hoặc trimethoprim.
Phân tích: Tăng nguy cơ
ức chế tuỷ xương của cả hai thuốc (đặc biệt ở người ghép thận khi dùng
co-trimoxazol lâu dài).
Xử lý: Nên tránh phối
hợp, nhất là ở người ghép thận, có nguy cơ gây tử vong. Có một gợi ý nhưng chưa
được kiểm nghiệm là có thể dùng acid folinic để điều trị có hiệu quả ức chế tuỷ
xương mà không ảnh hưởng đến tác dụng kháng khuẩn của co-trimoxazol.
-Tacrin.
Phân tích: Nguy cơ tăng
độc với gan.
Xử lý: Nếu cần, tăng
cường giám sát gan. Tránh các phối hợp gây nguy cơ ở người cao tuổi.
-Vaccin
sống giảm độc lực.
Phân tích: Nguy cơ phát
triển nhiễm khuẩn tương ứng với vaccin, vì tác động ức chế miễn dịch của thuốc
phối hợp.
Xử lý: Khoảng cách
giữa hai thuốc khoảng từ 3 tháng đến một năm, tuỳ thuộc mức độ ức chế miễn
dịch.
- Tương tác cần thận trọng: Mức độ 2.
-Amphotericin
B.
Phân tích: Phối hợp
amphotericin B tiêm với các thuốc khác có độc tính với tuỷ xương phải rất thận
trọng: nguy cơ thiếu máu hoặc các rối loạn huyết học khác.
Xử lý: Nếu cần phối hợp, phải giám sát kỹ huyết đồ và nếu cần, phải giảm
liều.
-Các
glycosid trợ tim.
Phân tích: Giảm hấp thu
các thuốc digitalis khoảng 50% do tổn thương niêm mạc ruột có thể phục hồi
được, do thuốc kìm tế bào gây nên.
Xử lý: Giám sát kỹ
nồng độ huyết thanh thuốc digitalis trong suốt liệu trình.
-Clozapin.
Phân tích: Nguy cơ tăng ức
chế tuỷ xương, do tác dụng hiệp đồng, có thể dẫn đến giảm bạch cầu hạt. Có thể
bị giảm bạch cầu hạt nghiêm trọng, thậm chí tử vong khi chỉ dùng đơn độc
clozapin (độc tính miễn dịch).
Xử lý: Nếu cần phối hợp, dùng liều thấp cho
mỗi thuốc. Phải giám sát kỹ huyết đồ. Phải báo cho người bệnh hễ bị sốt nhẹ,
viêm họng và loét miệng, phải ngừng điều trị bằng clozapin.
-Ciclosporin.
Phân tích: Phối hợp hai
thuốc ức chế miễn dịch mạnh, nên có nguy cơ phát triển u limpho giả.
Xử lý: Khi phối hợp
cần cân nhắc lợi/hại tuỳ thuộc mục tiêu điều trị. Chỉ có thể tiến hành tại cơ
sở chuyên khoa, để theo dõi chặt chẽ người bệnh.
-Colchicin
hoặc dẫn xuất.
Phân tích: Tăng nồng độ
acid uric huyết thanh. Tăng nguy cơ giảm bạch cầu và tiểu cầu do hiệp đồng tác
dụng không mong muốn của các thuốc này.
Xử lý: Nên tránh phối
hợp hai thuốc cùng một lúc, nếu không, liệu pháp chống gút có thể thất bại.
-Didanosin.
Phân tích: Hiệp đồng các
tác dụng không mong muốn: tăng nguy cơ viêm tuỵ do thuốc.
Xử lý: Giám sát lâm
sàng và, nếu cần khi đau bụng, làm xét nghiệm chức năng tuỵ (nồng độ amylase
trong máu và trong nước tiểu).
-Ganciclovir;
interferon tái tổ hợp; penicilamin.
Phân tích: Nguy cơ ức chế
tuỷ xương do tác dụng hiệp đồng, có thể dẫn đến mất bạch cầu hạt.
Xử lý: Nếu có thể,
tránh phối hợp. Nếu cần phối hợp, dùng liều thấp cho mỗi thuốc và giám sát kỹ
huyết đồ.
-Interleukin
2 tái tổ hợp.
Phân tích: Hai thuốc có
tiềm năng độc với gan và ức chế tuỷ xương.
Xử lý: Chỉ có thể
tiến hành tại cơ sở chuyên khoa. Dùng interleukin cần phải được giám sát liên
tục. Khi phối hợp, phải giám sát chặt chẽ huyết đồ và chức năng gan (ASAT,
ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin), hoặc nếu có thể, hoãn một trong hai thuốc.
-Mesalazin;
sulfasalazin.
Phân tích: Tăng độc tính
ức chế tuỷ xương của azathioprin.
Xử lý: Nếu phối hợp,
phải giám sát chặt chẽ huyết học và lúc đầu, nên thận trọng giảm liều
azathioprin.
Mesalazin
là một chất chuyển hoá của sulfasalazin.
-Niridazol.
Phân tích: Hai thuốc độc
với gan. Niridazol còn độc với thần kinh. Nguy cơ xuất hiện co giật, rối loạn
tâm thần và độc với gan khi phối hợp.
Xử lý: Khi phối hợp
hai thuốc độc với gan, cần giám sát chặt chẽ chức năng gan (ASAT, ALAT,
phosphatase kiềm, bilirubin) hoặc nếu có thể, hoãn một trong hai thuốc. Người
bệnh không được thường xuyên dùng rượu, và không có tiền sử viêm gan virus. Các
triệu chứng lâm sàng chính không đặc hiệu là buồn nôn, sốt, vàng da... Nếu thấy
đồng thời ban da, ngứa và hạch to, có thể nghĩ tới do thuốc. Cần dựa vào kết
quả thử nghiệm sinh học để phân biệt nguy cơ viêm gan tiêu tế bào không phục
hồi được với viêm gan ứ mật phục hồi được sau khi ngừng điều trị.
-Phenicol.
Phân tích: Nguy cơ tăng
ức chế tuỷ xương, do hiệp đồng các tác dụng, có thể dẫn đến giảm bạch cầu hạt
nghiêm trọng, thậm chí tử vong, khi chỉ dùng đơn độc một phenicol (độc tính
miễn dịch).
Xử lý: Nếu cần phối
hợp, dùng liều thấp cho mỗi thuốc. Không tiên đoán được giảm bạch cầu hạt do
dùng phenicol, cho nên phải giám sát kỹ huyết đồ cũng như mỗi khi dùng một
thuốc kìm tế bào. Nếu người bệnh bị sốt nhẹ, viêm họng và loét miệng, phải
ngừng phenicol.
-Thuốc
chống đông warfarin.
Phân tích: Tác dụng chống
đông máu của warfarin có thể bị giảm. Tương tác xảy ra chậm.
Xử lý: Khi phối hợp,
cần giám sát chặt chẽ tác dụng của warfarin trong và sau khi phối hợp để chắc
chắn đã kiểm soát được tốt thời gian prothrombin. Có thể phải điều chỉnh liều
của thuốc chống đông.
-Thuốc
chống nấm dẫn xuất của imidazol; vàng.
Phân tích: Phối hợp nhiều
thuốc có tiềm năng độc với gan (hiệp đồng các tác dụng không mong muốn).
Xử lý: Cần giám sát
chặt chẽ chức năng gan (ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin) hoặc nếu có
thể, hoãn một trong hai thuốc. Người bệnh không được thường xuyên uống rượu, và
không có tiền sử viêm gan virus. Các triệu chứng lâm sàng chính không đặc hiệu
là buồn nôn, sốt, vàng da.. Nếu thấy đồng thời ban da, ngứa và hạch to thì có
thể nghĩ nhiều đến nguyên nhân do thuốc. Cần phân biệt rõ, căn cứ kết quả thử nghiệm
sinh học, nguy cơ xuất hiện viêm gan tiêu tế bào không phục hồi được với viêm
gan ứ mật có thể phục hồi khi ngừng thuốc.
-Thuốc chống ung thư: Actinomycin D; carmustin; cisplatin;
cyclophosphamid; doxorubicin; fluoro-5-uracil; melphalan; mercaptopurin;
methotrexat; pentostatin; procarbazin; thiotepa; vincristin; thuốc chống ung
thư khác ngoài các thuốc trên.
Phân tích: Nguy cơ ức chế
tuỷ xương do tác dụng hiệp đồng, có thể dẫn đến mất bạch cầu hạt.
Xử lý: Nếu có thể,
tránh phối hợp. Nếu cần phối hợp, dùng các liều thấp cho mỗi thuốc và giám sát
kỹ huyết đồ.
-Thuốc giãn cơ không khử cực: Atracurium, gallamin
triethiodid, metocurin iodid, pancuronium, tubocurarin, vecuronium.
Phân tích: Tác dụng của
thuốc giãn cơ không khử cực có thể bị giảm hoặc đảo ngược. Tương tác xảy ra
nhanh. Có thể do ức chế phosphodiesterase ở tận cùng dây thần kinh vận động,
nên có tác dụng kháng cura.
Xử lý: Giám sát chặt
chẽ chức năng hô hấp đặc biệt quan trọng. Có thể phải điều chỉnh liều khi phối
hợp.
-Zidovudin.
Phân tích: Nguy cơ thiếu
máu hoặc các rối loạn huyết học khác.
Xử lý: Nếu cần phối
hợp, giám sát kỹ huyết đồ và nếu cần thì giảm liều.
- Tương tác cần theo dõi: Mức độ 1.
-Thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin và thuốc đối
kháng angiotensin II.
Phân tích: Tăng nguy cơ gây thiếu máu (ở người ghép thận), khi dùng
phối hợp với captopril hoặc enalapril. Tăng nguy cơ gây giảm bạch cầu với
captopril. Thiếu máu có thể do thuốc ức chế enzym chuyển đã ức chế
erythropoetin.
Cơ chế giảm bạch cầu chưa rõ. Do tác dụng hiệp đồng ức chế tuỷ xương.
Cơ chế giảm bạch cầu chưa rõ. Do tác dụng hiệp đồng ức chế tuỷ xương.
Xử lý: Khi phối hợp,
cần theo dõi huyết đồ.
No comments:
Post a Comment