Thuốc chống đau
thắt ngực không phải nitrat, chống loạn nhịp loại III của Vaughan - Williams (kéo dài thế tác dụng của cơ tim).
CÁC THUỐC
TRONG NHÓM
AMIODARON viên nén 200 mg;
ống tiêm 150 mg/3 mL.
![]() |
Amiodaron ống tiêm 150mg/3mL. |
Amiodaron
viên nén 200 mg.
![]() |
Amiodaron viên nén 200 mg. |
Cordaron
viên nén 200 mg.
![]() |
Cordaron viên nén 200 mg. |
Cordaron
ống tiêm 150 mg/3 mL.
![]() |
Cordaron ống tiêm 150 mg/3 mL. |
Sedacoron
viên nén 200 mg.
![]() |
Sedacoron viên nén 200 mg. |
Sedacoron
ống tiêm 150 mg/3 mL.
![]() |
Sedacoron ống tiêm 150 mg/3 mL. |
1. CHÚ Ý KHI CHỈ
ĐỊNH THUỐC.
- Cân nhắc nguy cơ /lợi ích: Mức độ 3.
-Thời kỳ mang
thai:
Iod chứa trong phần tử amiodaron tích luỹ trong mô mỡ ở cơ tim và các cơ khác
khi dùng thuốc dài hạn. Các trường hợp rối loạn tuyến giáp đã gặp có thể là
tăng năng hay giảm năng tuyến giáp. Như vậy sẽ có nguy cơ cho tuyến giáp của
thai nhi, do đó chống chỉ định dùng amiodaron khi mang thai.
-Tăng năng tuyến
giáp:
Trước khi bắt đầu điều trị bằng amiodaron, phải tìm hiểu kỹ xem người bệnh có
bị tăng năng giáp không?
- Thận trọng: Mức độ 2.
-Suy tim: Do amiodaron
gây giảm nhịp tim.
- Cần theo dõi: Mức độ 1.
-Suy hô hấp; hen: Tác dụng làm
chậm nhịp tim sẽ mạnh hơn khi suy hô hấp nặng.
-Người cao tuổi: Tác dụng làm
chậm nhịp tim sẽ mạnh hơn đối với người bệnh cao tuổi.
2. TƯƠNG TÁC THUỐC.
- Phối hợp nguy hiểm: Mức độ 4.
-Benzamid.
Phân tích: Trong các
benzamid, chỉ sultoprid (Garnetil) là gây nguy cơ khi kết hợp với amiodaron.
Tất cả các chất gây co cơ âm tính (làm chậm nhịp tim) đều có thể làm tăng nguy
cơ gây loạn nhịp thất, đặc biệt là xoắn đỉnh do được bổ sung thêm tính chất
điện sinh lý của sultoprid.
Xử lý: Chống chỉ định
việc kết hợp thuốc này.
-Bepridil; bretylium; disopyramide; lidocain hoặc thuốc
tương tự; quinidin hoặc dẫn chất; vincamin.
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh do hiệp đồng tác dụng. Hiện
tượng hạ kali máu,
nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có từ trước (chỉ nhận biết được trên điện tâm
đồ) là những yếu tố tạo điều kiện cho sự xuất hiện xoắn đỉnh.
Xử lý: Kết hợp này có
khả năng gây tử vong và phải chống chỉ định.
-Macrolid.
Phân tích: Tăng nguy cơ
xoắn đỉnh do tác dụng hiệp đồng (chỉ gặp với erythromycin tiêm tĩnh mạch). Hiện
tượng hạ kali máu, nhịp tim chậm, và khoảng QT dài (chỉ nhận biết được trên
điện tâm đồ) là những yếu tố tạo điều kiện cho sự xuất hiện xoắn đỉnh. Trong
nhóm macrolid, chỉ có erythromycin, đặc biệt là dạng tiêm tĩnh mạch là có thể
gây loạn nhịp tim (kéo dài khoảng QT, ngoại tâm thu thất, xoắn đỉnh, bloc nhĩ -
thất).
Xử lý: Kết hợp có thể gây tử vong, phải chống chỉ định. Ngay
với erythromycin tiêm tĩnh mạch dùng riêng, cũng có thể gây rối loạn nhịp tim,
vì vậy không được tiêm nhanh, mà phải tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm liên tục hay
ngắt quãng, lượng thuốc cho một lần dùng phải truyền trong ít nhất là 60 phút.
-Ritonavir.
Phân tích: Ritonavir có
ái lực mạnh với isoenzym 3A4 của các cytochrom P450, nên
làm giảm sự chuyển hoá các thuốc bị chuyển hoá nhờ cytochrom P450,
do đó nồng độ các thuốc này trong huyết tương tăng lên, kéo theo tăng độc tính.
Nguy cơ gây loạn nhịp tim. Tương tác dược động học ở giai đoạn chuyển hoá.
Xử lý: Không phối hợp
thuốc và suy nghĩ về những thuốc thay thế.
-Sparfloxacin.
Phân tích: Tăng nguy cơ
xoắn đỉnh.
Xử lý: Chống chỉ định
phối hợp thuốc. Chọn một thuốc chống loạn nhịp khác.
-Thuốc
kháng histamin kháng H1 không an thần.
Phân tích: Tương tác chỉ
được nói tới với một kháng histamin kháng H1 là astemizol
(Hismanal). Tăng nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh.
Xử lý: Phối hợp nguy
hiểm. Chọn một kháng histamin không an thần khác, không gây xoắn đỉnh
(cetirezin, loratadin).
- Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: Mức độ 3.
-Corticoid
- khoáng; halofantrin; pentamidin.
Phân tích: Có nguy cơ
xuất hiện xoắn đỉnh khi phối hợp thuốc. Sự giảm kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có từ
trước (chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ) là những yếu tố thuận lợi cho sự
xuất hiện xoắn đỉnh.
Xử lý: Kết hợp thuốc
nên tránh. Dùng những thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu cần phối hợp thuốc, phải
theo dõi liên tục khoảng QT và kiểm tra đều đặn nồng độ kali trong máu.
-Sotalol.
Phân tích: Amiodaron có
thể tăng cường thêm tác dụng làm chậm nhịp tim của thuốc chẹn beta. Có thể xuất
hiện rối loạn nhịp xoang và bloc nhĩ-thất, nhất là ở những người bệnh có tiền
sử rối loạn nhịp xoang.
Xử lý: Nếu cần phải
kết hợp thuốc, cần phải giảm liều và theo dõi điện tâm đồ. Cần chú ý là
amiodaron có nửa đời là 28 ngày, nên tác dụng của tương tác thuốc còn có thể
biểu hiện nhiều tuần lễ sau khi ngừng điều trị.
-Diltiazem;
thuốc chẹn beta; verapamil.
Phân tích: Amiodaron tăng
cường thêm tác dụng làm chậm nhịp tim của thuốc chẹn beta (ngay khi dùng dưới
dạng thuốc nhỏ mắt), diltiazem, verapamil. Có thể xuất hiện những rối loạn nhịp
xoang hay nhịp blốc nhĩ - thất, nhất là ở người bệnh có tiền sử rối loạn nhịp
xoang.
Xử lý: Nếu cần phối
hợp thuốc, điều quan trọng là phải giảm liều và theo dõi điện tâm đồ. Cần nhớ
là amiodaron có nửa đời là 28 ngày, nên tác dụng của tương tác gây ra vẫn có
thể biểu hiện nhiều tuần lễ sau khi ngừng điều trị.
-Thuốc
kháng giáp tổng hợp.
Phân tích: Đây không phải
là một tương tác thuốc thật sự, vì hiện tượng giảm năng hay tăng năng tuyến
giáp có thể xuất hiện sau khi điều trị với amiodaron. Đây là những tác dụng
không mong muốn do sự có mặt của iod trong phân tử amiodaron. Một liệu pháp với
những thuốc kháng giáp có thể bị nhiễu do amiodaron, kéo theo loạn năng tuyến
giáp khi dùng thuốc ngắn hạn, trung hạn, hay dài hạn.
Xử lý: Nếu cần kết hợp
thuốc, phải chú ý khả năng khó giữ chức năng tuyến giáp được cân bằng. Hiện
tượng tăng năng hay giảm năng tuyến giáp có thể xuất hiện ở một người bệnh chỉ
dùng riêng amiodaron. Thầy thuốc kê đơn phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Nhưng trong mọi trường hợp, chống chỉ định amiodaron cho người tăng năng tuyến
giáp. Cần nhớ là amiodaron có nửa đời là 28 ngày, nên những hiệu quả của tương
tác vẫn có thể biểu hiện nhiều tuần lễ sau khi ngừng điều trị.
-Thuốc
nhuận tràng làm trơn; thuốc nhuận tràng kích thích.
Phân tích: Có nguy cơ
xuất hiện xoắn đỉnh khi phối hợp thuốc. Hiện tượng giảm kali - máu, nhịp tim
chậm và khoảng QT dài đã có trước đó (chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ) là
những yếu tố tạo điều kiện cho việc xuất hiện các xoắn đỉnh.
Xử lý: Nên ngừng dùng
thuốc nhuận tràng. Nếu cần kết hợp thuốc, cần dự phòng hạ kali - máu bằng cách
tăng cường theo dõi, và kiểm tra điện tâm đồ. Khi xuất hiện xoắn đỉnh, không
dùng các thuốc chống loạn nhịp.
- Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
-Amphotericin
B.
Phân tích: Có nguy cơ
xoắn đỉnh khi kết hợp amphotericin B tiêm với amiodaron. Hiện tượng giảm kali
máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có từ trước (chỉ nhận biết được trên
điện tâm đồ) là những yếu tố tạo thuận lợi cho việc xuất hiện các xoắn đỉnh.
Xử lý: Nếu cần kết hợp
thuốc, phải dự phòng hạ kali máu nhờ tăng cường theo dõi và kiểm tra điện tâm
đồ thường xuyên. Khi xuất hiện xoắn đỉnh, không dùng các thuốc chống loạn nhịp.
-Glycosid
trợ tim.
Phân tích: Tăng nguy cơ
nhịp tim chậm. Ngoài ra, amiodaron còn làm tăng nồng độ digoxin trong huyết
thanh.
Xử lý: Khi bắt đầu liệu pháp với amiodaron, liều lượng các
thuốc digitalis phải giảm đi 50%. Theo dõi chặt chẽ nồng độ các thuốc trong huyết
thanh trong và sau điều trị. Chú ý là amiodaron có nửa đời là 28 ngày, nên
những hệ quả của tương tác còn có thể biểu hiện nhiều tuần sau khi ngừng dùng
thuốc.
-Glucocorticoid;
furosemid hoặc thuốc tương tự; tetracosactid; thuốc lợi niệu thải kali.
Phân tích: Nguy cơ xoắn
đỉnh do hạ kali máu. Hiện tượng hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã
có từ trước (chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ) là những yếu tố tạo thuận lợi
cho việc xuất hiện các xoắn đỉnh.
Xử lý: Nếu cần kết hợp giữa amiodaron với các thuốc hạ kali máu
thì phải dự phòng hạ kali máu nhờ tăng cường theo dõi và kiểm tra thường xuyên
điện tâm đồ. Khi xuất hiện xoắn đỉnh, không dùng các thuốc chống loạn nhịp.
-Mexiletin.
Phân tích: Có nguy cơ xuất
hiện xoắn đỉnh. Trên điện tâm đồ, khoảng QT dài ra.
Xử lý: Phối hợp thuốc
cần được theo dõi đặc biệt (điện tâm đồ). Nói chung, sự phối hợp với các thuốc
chống loạn nhịp loại I của Vaugang - Williams là nên tránh, do sự kéo dài thời
gian dẫn truyền tim.
-Phenytoin.
Phân tích: Tăng nồng độ
phenytoin trong huyết thanh, dẫn đến quá liều.
Xử lý: Giảm liều
phenytoin theo nồng độ thuốc trong huyết thanh.
-Thuốc
gây mê bay hơi chứa halogen.
Phân tích: Nguy cơ hạ
huyết áp thêm, nguy cơ kháng hiện tượng nhịp tim chậm do atropin gây ra.
Xử lý: Tất cả phụ
thuộc vào mục tiêu chính của việc điều trị và thời gian dùng từng thứ thuốc dài
hay ngắn. Có thể phối hợp thuốc gây thất bại trong điều trị.
-Thuốc
uống chống đông máu kháng vitamin K.
Phân tích: Với các dẫn
chất coumarin, thời gian Quick có thể tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Tương tác
này đã được mô tả với acenocoumarol (Sintrom*) và warfarin (Coumadine*).
Xử lý: Giảm liều thuốc
kháng vitamin K từ 30 đến 50%, theo dõi tỷ lệ chuẩn quốc tế (INR) và thời gian
Quick nhiều tuần sau khi đã ngừng dùng amiodaron.
No comments:
Post a Comment