1. ĐẠI CƯƠNG
§ Thuốc tránh thai là 1 phương pháp tránh thai có hồi phục bằng cách dùng nội tiết tố (estrogen, progesterone) làm ức chế phóng noãn hay gây trở ngại quá trình thụ tinh và làm tổ của trứng. Đây là phương pháp tránh thai tạm thời có hiệu quả cao.
§ Viên tránh thai kết hợp là thuốc
được kết hợp bởi 2 loại Hormon Progestin
và Estrogen. Trong đó progestin là thành phần tránh thai chủ yếu, estrogen để giải quyết chảy máu thấm giọt và gây ra máu
kinh.
§ Phân
loại viên tránh thai kết hợp:
Dựa vào
lượng Estrogen
trong mỗi viên thuốc, có 2
loại:
-
Viên tránh
thai liều cao: hàm lượng EE
(Ethinyl – Estradiol) là 50 mg/viên.
-
Viên tránh
thai liều thấp: hàm lượng EE
(Ethinyl – Estradiol) là 20 - 40 mg/viên
-
Hiện
nay có viên 15 mg.
§
Dựa vào
phối hợp giữa 2 loại nội tiết E
và P, có 4 loại:
1. Viên tránh thai phối hợp: lượng EE và Progestin giống nhau trong mọi viên của vỉ thuốc (Ovidon, Marvelon, Microgynon,
Eugynon,…)
2.
Dạng kế tiếp: phần đầu của vỉ thuốc chỉ có Estrogen, phần sau của vỉ thuốc có cả 2 loại Estrogen
và Progestin.
3. Dạng 2 pha: hàm lượng EE và Progestin thay đổi 1 lần trong vỉ thuốc
4. Dạng 3 pha: lượng EE và Progestin thay đổi 2 lần trong vỉ thuốc.
2. CƠ CHẾ TÁC DỤNG
Tác dụng trên 3 nơi: (Cơ
chế phối hợp, bổ
sung lẫn
nhau)
1. Ở trung tâm dưới đồi - tuyến yên
(quan trọng nhất):
§ Ức chế phóng noãn do ức chế trục dưới đồi – tuyến yên dẫn tới giảm FSH, LH; khi đến gần ngày phóng noãn không có đỉnh cao LH
do đó ức chế
buồng trứng phóng
noãn.
2. Ở nội mạc
TC:
§ Làm teo nội mạc TC.
§
Làm loạn dưỡng nội mạc TC
=> vì vậy nội mạc TC không
thích hợp cho
trứng làm tổ.
3. Ở tuyến CTC:
§ Làm giảm tiết nhày ở CTC và làm chất nhày CTC đặc quánh, cản trở sự xâm nhập của tinh trùng.
=> Vai trò
nổi trội của từng cơ chế khác nhau tùy theo sự
kết hợp của từng loại thuốc.
3. CHỈ
ĐỊNH
§
Cho tất cả
PN muốn tránh thai tạm thời nếu không có chống chỉ định
§
CĐ ngoài mục
đích tránh thai:
-
Chữa trứng cá.
-
Đau
bụng kinh.
-
RLKN do
nguyên nhân nội tiết.
4. CHỐNG CHỈ
ĐỊNH
4.1. CCĐ tuyệt đối Sản
khoa:
1. Đang có
thai.
2. Đang cho con bú (thuốc giảm lượng sữa
mẹ)
3. Bệnh lý nguyên
bào nuôi (chứa trứng, chorio)
4.
Bệnh ung thư phụ thuộc nội tiết: Ung thư nội mạc TC, ung thư
vú.
Nội khoa:
1. Tiền sử: huyết khối Đm,
TM
2. Bệnh lý có nguy cơ bị bệnh huyết khối: bệnh tĩnh
mạch, sau PT, phải nằm lâu
3. TS
hoặc hiện tại có thiếu máu cơ tim
4. THA, TBMMN (TS
hoặc đang có)
5. ĐTĐ
6. Tăng lipid
máu
7. Bệnh lý gan
mật tiến triển, vàng da
ứ mật,
viêm gan B, xơ gan, ung
thư gan.
8. Suy thận
9. Nguyện thuốc lá ở người trên 35 tuổi.
4.2. CCĐ tương đối Sản khoa:
1. UXTC, u nang BT
2. TS trong lúc có
thai tăng cân quá mức hoặc HA cao
Nội khoa:
1. Béo phì
2. TS
gia đình có tăng lipid máu, TBMMN
3. Cường tuyến giáp
4.
Một số bệnh điều trị lâu, thuốc có phản ứng với thuốc tránh thai kết hợp: thuốc chống lao, nấm, chống co giật (Carbamezin)
5.
Bệnh trầm cảm.
5. TÁC DỤNG PHỤ
1.
Buồn nôn: nhức đầu (do tác dụng của
E)
2.
Đau
vú, căng vú, đặc biệt giữa kỳ kinh (tác
dụng của
E)
3.
Đôi khi gây cảm giác
như nghén.
4.
Giảm lượng sữa
mẹ (không dùng khi đang cho con bú).
5.
Tăng cân
do ứ nước, cao HA (do E).
6.
Tăng đông máu, nguy
cơ huyết khối tắc mạch.
7.
Tăng cholesterol,
triglycerid máu do tăng chuyển
hóa lipid.
8.
Ảnh
hưởng không tốt nội tiết làm nặng thêm Basedow, ĐTĐ.
9.
Gây vàng da, ứ mật, làm tăng sỏi túi mật
10. Trầm cảm, thay đổi tính tình.
11. RL ch/hóa đường: giảm dung nạp đường, có xu hướng tăng G máu
12. Viên tránh
thai loại kế
tiếp phần đầu ko có progestatif có thể làm tăng tỉ lệ mắc K.NM
TC
6. CÁCH SỬ
DỤNG ( bổ sung khi thi nhớ thì chém vào)
§
Trước khi uống phải:
-
Khám, hỏi
kỹ
tiền sử phát hiện CCĐ, lâm sàng (vú, HA,
TC)
-
Làm xét nghiệm: mỡ máu, đường máu (với >35 tuổi, nghiện thuốc lá)
§
Bắt đầu uống vào ngày thứ 1 của chu kì kinh.
§
Uống 1 viên/ngày vào giờ nhất định
§
Uống theo thứ tự chiều mũi tên
§
Nếu sử dụng vỉ 21 viên:
-
Uống hết vỉ rồi
nghỉ 7 ngày sau
đó uống tiếp vỉ khác.
-
Thông thường sau khi nghỉ vài ngày sẽ hành kinh
-
Nếu sau 7ngày ko
hành kinh, cần KT xem có
thai ko
§
Với vỉ 28 viên =
21 viên có thuốc và 7 viên không có
thuốc:
-
Uống liên tục cho hết vỉ, chuyển vỉ tiếp
theo luôn.
-
Trong khi uống
7viên ko có thuốc
sẽ
hành kinh
§
Xử
trí quên uống thuốc:
-
Nếu quên thuốc 1 viên vào buổi tối thì sáng hôm sau uống thêm 1 viên bù và tối uống 1 viên như bình thường.
-
Nếu quên thuốc 2 ngày thì hôm sau và hôm sau nữa trong vòng
2 ngày phải uống mỗi ngày 2 viên.
Đồng thời áp dụng biện pháp tránh
thai khác trong 7 ngày.
-
Nếu quên 3 viên: bỏ vỉ thuốc đi, đợi ra máu rồi bắt đầu dùng vỉ mới, dùng biện pháp tránh
thai hỗ trợ trong 7 ngày.
-
Những viên thuốc
uống bổ sung do quên phải lấy từ vỉ thuốc khác
§ Nếu bị tiêu chảy, nôn trong 4h sau khi uống thuốc thì uống như thường lệ, sử dụng biện pháp tránh
thai hỗ trợ 7 ngày sau khi nôn, tiêu chảy.
§
Nếu chậm kinh
thì đi khám xem có
thai không.
§
Nếu có thai khi
đang dùng thuốc thì diễn biến thai nghén bình thường không có CĐ phá
thai
§ Sau nạo hút thai nên dùng loại viên kế tiếp để giúp cho nội mạc TC tái tạo tốt, hạn chế dính buồng
TC.
§
Ngừng thuốc khi:
-
Phải PT
(trước mổ 4 tuần)
-
Muốn có thai: nên ngừng thuốc trước khi có thai ít nhất 3 tháng (để nội
mạc TC trở về
bình thường, hạn chế tỉ lệ đa thai)
-
Vô kinh
§
Tránh thai khẩn cấp: CĐ:
-
Sau giao hợp không được bảo vệ
-
Sử dụng
các biện pháp tránh
thai thất bại: rách BCS, quên
uống thuốc.
-
Bị hiếp dâm.
-
Giao hợp ko thường xuyên
Cách uống:
-
Uống 4 viên càng sớm càng tốt trong vòng 72h sau giao
hợp tốt nhất là trong vòng 8h
-
12h sau uống tiếp 4 viên nữa.
-
Nếu là viên cổ điển chứa
50 mcg: dùng 2
lần cách nhau 12h, mỗi lần 2v
No comments:
Post a Comment