I.
Đại cương.
1.
UXTC là khối u lành tính phát triển trong cơ trơn
của tử cung
2. Đây là khối u hay gặp, tiến triển trong thời kì hoạt động sinh dục của người phụ nữ.
3. Cơ chế bệnh sinh còn chưa roc ràng.
4. UXTC hoại tử
là một trong những biến chứng của
UXTC. Cơ chế :
thiếu máu cấp tính do tắc một nhánh
mạch máu nuôi u hoặc do u xơ cơ bị chèn ép trong 1 lớp vỏ ít giãn nở. Khi đó u trở nên đỏ
sậm, có những vùng hóa gelatin.
Bản chất của hoại tử u xơ trong trường hợp này là
hoại tử
vô khuẩn
và thường không gây
hoặc ít gây ra
các biểu hiện lâm sàng.
5. UXTC hoại tử
vô khuẩn có thể
gặp trên 1 phụ nữ đang mang thai theo cơ chế tắc mạch và chèn ép
6. Hoại tử vô khuẩn UXTC thường gặp ở u xơ kẽ
nằm trong lớp
cơ tử cung.
II.
Triệu
chứng
1. Lâm sàng
1.1 Cơ năng.
1.
Bệnh nhân đang mang thai hoặc tiền sử đã có triệu chứng của UXTC như
2. Rối loạn kinh
nguyệt: biểu hiện chủ
yếu là ra máu, cường kinh, kéo
dài ( 10- 25 ngày), đôi khi phối hợp kinh
mau ( vòng kinh ngắn lại). Rong huyết đơn thuần hiếm gặp.
3. Khí hư ra nhiều trước khi hành
kinh, hiếm gặp khí hư hôi, bẩn, lẫn mủ. Khi có phải nghĩ đến có biến chứng nhiễm khuẩn kèm theo.
4. Rối loạn tiểu tiện: đái rắt, són
tiểu do u to chèn ép
gây
kích thích bàng quang, cổ
bàng quang
5.
Đau
bụng kiểu tức nặng, âm ỉ
6.
Đôi khi không có
triệu chứng mà chỉ phát hiện tình cờ trên siêu
âm’
7. Nay xuất hiện đau bụng đột ngột, cấp tính, dữ dội vùng tiểu khung từng cơn theo kiểu co thắt hoặc liên tục kiểu xoắn u
8.
Đôi khi có kèm theo máu
đen loãng
9.
Khí hư ra
nhiều, hôi bẩn
nếu hoại tử
kèm theo nhiễm khuẩn.
1.2 Toàn thân
1.
Sốt nhẹ 38-38,5 độ C
2.
Biểu
hiện thiếu máu do mất máu mãn tính
: da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi….tùy theo
mức độ mất máu.
1.3 Thực thể Khám bụng:
1.
Bụng không chướng
2.
Vùng tiểu khung ấn đau tức, phần bụng trên
mềm, không đau
3.
Trên
người phụ nữ đang mang thai khó
khám thấy những dấu
hiệu này.
Khám
mỏ vịt:
1. Máu đen loãng, hoặc khí hư đen bẩn, hôi nếu có nhiễm khuẩn kèm theo
chảy ra từ buồng tử cung
2. Đôi khi thấy u xơ màu tím sẫm,
phù nề ở cổ tử cung dễ
nhầm với polyp cổ tử cung trong trường hợp
u xơ dưới niêm mạc có cuống
3.
Loại trừ tổn thương tại tử
cung gây chảy máu.
Thăm âm đạo kèm theo
nắn bụng:
1.
Xác định
tư thế
tử cung
2. Thân tử cung biến dạng nếu kèm theo u xơ to.
Sờ thấy u xơ mềm ấn
đau, nhưng vẫn di động theo tử cung
3. Phần phụ hai bên bình thường, cùng đồ không đau.
4.
Kiểm tra tầng sinh
môn nhằm phát hiện
và loại trừ
sa sinh dục
5. Trong hình thái bán cấp triệu chứng thường lẫn lộn, ít triệu chứng, khó chẩn đoán.
2.
Cận lâm sàng
2.1 Siêu âm
1. Hình ảnh u xơ : u
xơ tăng âm nhưng vùng trung
tâm hoại tử ở giữa tạo nên hình
ảnh âm vang không đồng nhất,
đôi khi có
hình ảnh calci hóa, xung quanh
là viền giảm âm của
tổ chưc phù nề, bờ rõ
2. Soi
buồng tử cung : đối với u xơ tử cung dưới niêm mạc có thể thấy hình ảnh u xơ phù nề, tím sẫm, dễ chảy máu.
3. Nạo sinh thiết niêm mạc tử cung: để chẩn
đoán phân biệt với các nguyên nhân khác
4. Xét nghiệm tế bào học CTC : ít gia s trị, chủ
yếu giúp chẩn đoán phân biệt với K CTC
5. Xét nghiệm máu: thiếu máu : HC, Hb,
Hct
giảm, có thể BC hơi tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn kèm theo.
III.
Chẩn đoán
1. Chẩn đoán
xác định :
dựa vào lâm sàng và
cận lâm sàng
1. Đột ngột đau bụng vùng hạ vị, kèm theo ra máu đen loãng
1. Đột ngột đau bụng vùng hạ vị, kèm theo ra máu đen loãng
2.
Sốt nhẹ 38-38,5 độ C, da hơi váng xanh
3.
Thăm khám tại vị trí u xơ : ấn mềm, đau, di động cùng tử cung
4.
Siêu âm: hình
ảnh u xơ, âm vang
không đồng nhất.
2.
Chẩn đoán phân biệt (
cần phải bổ
sung thêm cụ thể cho từng
CĐPB)
1.
Dọa sảy thai
2.
Sảy thai không hoàn toàn, sảy thai sót rau
3.
U nang buồng trứng xoắn
4.
K niêm mạc tử cung
5.
K cổ tử cung
6.
Thai chết lưu
7.
Chửa trứng
IV.
Hướng
xử trí
1. Điều
trị
nội khoa
1.
Điều
trị cầm máu: dùng progestatif
đơn
thuần, thuôc tương tự
LHRH
2.
Kháng sinh,
chườm lạnh, nghỉ ngơi
3.
Corticoid
( vì
bản chất là
viêm vô khuẩn)
4. Phụ
nữ đang mang thai cần cho
thêm thuốc
giảm co bóp TC. Hầu hết các trường hợp
UXTC
hoại tử vô khuẩn ở người mang thai chỉ cần điều trị nội khoa, theo dõi sát sẽ khỏi
2.
Điều
trị can thiệp
Ø
Nếu ra máu
nặng : cần nsoj buồng tử
cung, truyền máu, cầm máu nếu điều trị cầm máu bằng progestatif thất bại.
3.
Điều
trị ngoại khoa.
1. Thời điểm: sau
khi
điều trị ổn định
2. Trước 35 tuổi,
chưa đủ con, còn nhu cầu sinh con: điều trị bảo tồn, bóc u, nếu không được phải xem xét chỉ định cắt tử cung bán phần, toàn phần và phần phụ 2 bên.
3. Sau
mãn kinh: cắt tử
cung haonf toàn
hoặc bán phần và phần phụ 2 bên
4. Người đang mang thai: phẫu thuật chỉ tiến hành khi điều trị nội khoa thất bại. Mổ lấy thai và
giải quyết khối UXTC
No comments:
Post a Comment