I.
Tuần
hoàn thai nhi đủ
tháng
·
Tim thai nhi đủ tháng có 4 buồng: 2
thất và 2 nhĩ
·
Có 2 ống thông
giải phẫu học
giũa nửa trái và nửa
phải của tuần hoàn:
·
Lỗ bầu dục ( lỗ Botal: thông giữa nhĩ P và nhĩ T
·
Ống động mạch: thông giữa
ĐMC và ĐMP
Từ 2 ĐM hạ vị của ĐM chậu trong có
2 ĐM rốn đi theo dây
rau và bánh
rau, tách ra những nhánh
ĐM nhỏ
tới gai rau mang theo máu
đen. Máu đỏ từ
các mao mạch của tua rau chảy về cơ thể theo TM rốn
II. Chu trình tuần hoàn thai nhi diễm ra như
sau: (
tham khảo thêm sách giáo
khoa nhi, sản Huế, Sản HCM)
- Máu sau khi trao đổi chất và ôxy từ bánh rau ( máu đỏ, giàu oxy và các chất dinh dưỡng) đưa đến thai qua 2 tĩnh mạch rốn, đến tĩnh mạch chủ dưới nó sẽ pha với máu từ phần dưới cơ thể của thai nhi để đổ vào tĩnh mạch chủ rồi vào tâm nhĩ phải.
Máu đến tâm nhĩ phải một phần
xuống thất phải để vào động mạch phổi, một phần qua lỗ Botal vào nhĩ trái. Từ nhĩ trái máu
đi xuống thất trái, qua
quai động mạch chủ rồi 1 phần được bơm vào thân cánh
tay
đầu và động mạch cảnh chung Trái rồi liên tiếp với động mạch chủ xuống ( sau khi đã nhận máu của ống động mạch) Theo cách
này, máu giàu ô xy từ bánh rau có
thể tới thẳng não của thai nhi và đi nuôi cơ thể.
Phổi chưa làm việc nên hầu hết máu từ động mạch phổi sang động mạch chủ nhờ ống động mạch.
Động mạch chủ đồng thời nhận máu từ thất trái đi nuôi cơ thể, một phần qua hai động mạch rốn trở về rau thai. Như vậy máu
thai nhi là máu pha trộn.
Sau
khi
trẻ ra đời thì các
mạch máu rốn co lại. Hiện tượng thở tạo áp lực âm trong lồng ngực, như vậy sẽ
hút thêm máu
từ động mạch phổi vào phổi. Với các mao
mạch phổi phát triển sẽ làm giảm áp lực
mạch ở phổi, do đó máu ngừng đi qua
ống động mạch, ống này bít lại trong 12-24
giờ sau đẻ và trở thành một dây chằng. Đôi khi ống này vẫn ở trạng thái mở trong một khoảng thời gian, đặc biệt ở những trẻ đẻ non, do đó sẽ nghe thấy tiếng thổi tim trong trường hợp này. Lỗ Botal là một lỗ van
để cho máu đi từ tim phải sang tim trái. Sau
khi sinh, áp lực tâm nhĩ trái tăng lên làm cho van
bị bít lại. Áp lực này bít van
và
sau đó trong thời gian 1 tới 3 tháng
sẽ hình thành một màng có tác dụng bít van vĩnh viễn. Lúc
này trẻ sơ sinh bắt đầu sống với hệ tuần
hoàn vĩnh viễn như người lớn.
Sơ đồ:
![]() |
Sơ đồ tuần hoàn thai nhỉ |
No comments:
Post a Comment