I.
Đại cương
·
Thời kì sơ sinh bắt đầu từ lúc
cắt rốn
đến hết 04 tuần
sau đẻ. Đây là thời kì chuyển tiếp cuộc sống của thai trong tử cung hoàn toàn phụ thuộc
vào người mẹ sang cuộc sống tự
lập bên ngoài tử cung của trẻ.
·
Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong
những ngày đầu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn
diện của đứa trẻ
trong tương lai.
II.
Đặc
điểm của trẻ
sơ sinh đủ tháng
1. Định nghĩa
·
Trẻ
sơ sinh
đủ tháng là trẻ có tuổi thai đã
phát triển trong tử cung 9 tháng 10 ngày hoặc 37-42 tuần hoặc 278 ± 15
ngày, tính từ ngày đầu
tiên của kì kinh cuối cùng.
·
Giai đoạn
sơ sinh tính
từ khi cắt rốn đến hết 28 ngày bao gồm 2 giai đoạn:
·
Sơ
sinh sớm: từ
0-6 ngày tuổi. bệnh
lý giai đoạn
này thường liên
quan đến người mẹ và cuộc đẻ,
bệnh do thiếu trưởng thành
của các cơ
quan nội tạng, loại bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc di tật.
·
Sơ
sinh muộn: từ 7 -28 ngày tuổi.Bệnh lý thời kì này thường do chăm sóc nuôi dưỡng chưa
tốt, lây chéo và
môi
trường gây ra.
2. Đặc điểm hình thái trẻ sơ sinh đủ tháng.
·
Cân nặng > 2500 g
·
Chiều
dài
> 45 cm
·
Vòng đầu: 32- 35, lớn hơn vòng ngực từ 1-2 cm
·
Da hồng mềm mại,
ít lông tơ, lớp
mỡ dưới da đã phát triển trên toàn thân.
·
Tóc mềm dài >
2cm, móng chi dài trùm các ngón
·
Trẻ
nằm các chi
ở tư
thế gấp.
·
Trẻ
khóc to vận động các chi tốt, các
phản xạ nguyên thủy như phản xạ bú ( nuốt),
Moro, Robinson, bước đi tự động
dương tính.
·
Cơ
quan sinh dục ngoài đầy đủ
·
Trẻ
trai : tinh hoàn
nằm trong hạ
nang.
·
Trẻ
gái : môi lớn
đã phát triển che kín
môi
bé và âm vật.
3. Đặc điểm sinh lý một số cơ quan.
3.1 Hô
hấp
·
Động tác hô hấp đầu tiên là hít vào
·
Trong 1-2 giờ đầu: thở không đều ( do phản xạ Hering và
Head) , có cơn ngừng thở ngắn 3-5 giây,
thở rên và co kéo
nhẹ cơ hô hấp.
·
Sau
đó : thở đều, chủ yếu thở bụng, tần số
40-45 lần/phút, áp lực 20-25
cm H2O.
3.2
Tuần hoàn
·
Nhịp
tim
dao động theo nhịp thở nên những giờ đầu sau
đẻ thường nhanh và dao
động khoảng 140-160
lần/phút , sau đó ổn định dần: 140 lần/phút vào ngày thứ 10 hết thời kì sơ sinh đến 12 tháng tuổi khoảng 100-120
lần /phút.
·
Diện
tim
thường to, tỷ lệ tim ngực 0,55, trục chếch phải sau đó tim nhỏ dần và trục chuyển dần sang trái.
·
Huyết áp động mạch lúc mới sinh trung bình
85/45 mmHg, nếu
tăng trên 20 mmHg ngoài cơn
khóc là bất bình thường
·
Cung lượng tim khoảng 150-160 ml/kg/phút.
3.3
Máu
·
Khối lượng máu trung
bình khoảng 1/11-1/10
trọng lượng cơ thể
·
Số lượng hồng cầu
5 triệu -5,5 T/l.
·
Hct lúc
mới sinh cao
50-60% sau giảm xuống còn 45-50
%
· Hb
cao 170-190 g/l
·
Các chỉ số trên
thay đổi và giảm dần từ ngày thứ 2 đến ngày thứ
10 sau sinh do
hồng cầu
bị phá hủy và đời sống hồng cầu
cũng ngắn,
do đó trẻ có thể bị thiếu máu
sớm ở thời kí sơ sinh
·
Số lượng bạch
cầu tăng và thay
đổi hằng ngày từ
10-15 G/l không do nhiễm trùng
3.4
Tiêu
hóa
·
Trẻ
bắt đầu tiêu hóa ngay sau khi sinh: phản xạ bú mút đã có đầy đủ, trẻ
bú giúp kích thích tiết sữa, hỗ trợ hoạt động tiêu
hóa ở ruột.Bú sớm đỡ bị sút cân sinh lý
·
Đào
thải phân su
trong khoảng 8-10 giờ đầu, phân màu xanh đen, thành phần bao gồm : mucopolysacarit, mỡ, chất cặn
bã nước ối, tế bào thượng bì của da bong trong nước ối.
·
Nếu phân su
thải chậm quá 24h cần phát hiện các
di
tật bất thường đường ruột
3.5
Điều
hòa
thân nhiệt
Lúc
mới sinh thân
nhiệt trẻ bằng hoặc
cao hơn 0,3 độ C
so vớ mẹ nhưng rất dễ mất nhiệt, rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ môi trường bên ngoài theo
4 cơ chế: dẫn truyền, đối lưu, bức
xạ, bốc hơi.
3.6
Thần kinh
·
Mới sinh trẻ có tình trạng hưng phấn dễ kích thích,
đáp
ứng lan tỏa, các trung tâm dưới vỏ và tủy hoạt động mạnh chưa có sự kiểm soát của vỏ
não. Khi trẻ thức thường có
hoạtđộng tay chân
thể múa vờn.
·
Độ
thấm mao mạch cao nhất là vùng tiểu
não ở trẻ
đẻ non, do đó dễ xuất huyết não, màng não.
3.7
Các giác quan
·
5
giác quan đã phát triển đầy đủ
trong đó xúc giác là hoàn thiện nhất, khi đỡ đẻ mà ta sờ vào bụng thì trẻ sẽ hít thở ngay.
·
Thị giác là cơ quan phát triển kém nhất.
Sơ sinh có nhãn cầu to nhưng thần kinh thị giác chưa phát triển, rung
giật nhãn cầu (+),
phản xạ đồng tử
(+)
·
Tuyến nước mắt chưa
phats triển nên khi khóc chưa
có nước mắt.
4. Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh
4.1 Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau khi sổ thai
·
Sau khi thai sổ, để bé nằm ở tư thế đầu hơi thấp
để dịch và nước ối chảy ra ngoài, hút nhớt,lấy gạc móc dịch
và lau
sạch hốc miệng, mũi.
·
Sau
đó cắt rốn, lau khô,
làm
rốn.( không cần thiết phải trình bày cụ
thể việc làm rốn
như sgk)
·
Chống xuất huyết : dùng vitamin K1 5mg tiêm bắp hoặc uống 4 giọt
·
Sát trùng mắt : nhỏ bằng bạc nitrat 1%,
Erythromycin 0,5% hoặc nước muối sinh lý, hoặc dung dịch
Chloramphenicol 0,2 %
·
Kiểm tra phát hiện các
dị tật ở chân, tay, mặt,
mũi.
·
Cần đo chiều dài vòng đầu, vòng ngực.
Sau đó đội mũ cho bé.
·
Cho
bé nằm cạnh
mẹ, cho bú mẹ
ngay sau đẻ càng sớm càng tốt để giúp sữa về sớm và tử cung mẹ
co hồi tốt.
·
Chú ý ủ
ấm, tránh nhiễm lạnh, đăth trẻ ở tư thế
đầu hơi thấp, nghiêng về một bên đề phòng trẻ
hít phải dịch nôn trớ gây SHH và
ngạt thứ phát.
·
Thường xuyên
quan sát nhịp thở,nhịp tim, màu sắc da và phản xạ của bé, phát hiện sớm bất thường để xử trí kịp thời
4.2
Chăm
sóc trẻ
sơ sinh ở những ngày
tiếp theo
4.2.1
Nguyên
tắc: 3 nguyên tắc cơ bản:
· Bảo đảm vệ sinh, vô khuẩn
· Giữ
ấm
· Dinh
dưỡng bằng sữa
mẹ.
4.2.2
Chăm
sóc cụ thể:
4.2.2.1
Quan sát và khám sơ sinh đủ
tháng: khám đầy đủ, chi tiết, tỉ mỉ, trình tự:
·
Thân nhiệt, nhịp thở, mạch (
tuần hoàn), màu sắc da của trẻ.
·
Khám các
cơ quan:
·
Đầu
: thóp trước, sau ; độ lớn, vị trí của
bướu huyết thanh,
bướu huyết dưới màng xương
·
Mặt : bộ mặt Down,
chảy máu dưới kết mạc, méo miệng, lác,
tìm các dị tật, các
bất thường ở môi, mũi ,miệng, tai, vòm hầu…
·
Cổ: vẹo cổ
·
Ngực –
bụng : hình dạng lồng ngực, bụng, rốn, khám gan, lách…
·
Tứ chi và khớp háng :
o
Chi trên
đánh giá cử động, phản
xạ Moro để đánh giá tình trạng liệt đam rối cánh tay do bị kéo dãn,
kiểm tra ngón tay,
bàn tay
o
Chi dưới: kiểm tra
vận động chi dưới, tật vẹo bàn
chân, dính ngón, lệch trục, khám khớp háng
·
Bộ phận sinh dục:
o
Trẻ trai :kiểm tra tinh hoàn,ứ nước màng tinh
hoàn có thể tự hết trong 6 tháng,
hẹp bao quy đầu, lỗ đái thấp…
o
Trẻ gái : âm đạo
có nhày trắng, kiểm tra âm vật, môi lớ,
môi
bé, có khi phù
nề nhẹ
vài ngày sau sẽ giảm.
·
Các
phản xạ
nguyên thủy: ở trẻ đủ tháng thì có những phản xạ: phản xạ tìm kiếm, phản xạ
Robinson, phản xạ Moro, phản xạ duỗi chéo, phản xạ bước
đi
tự động.
4.2.2.2
Chăm
sóc rốn
ü
Cuống rốn sẽ khô vào khoảng ngày 3-4 và
rụng khoảng 7-10 ngày sau
sinh
ü
Phải thay băng rốn hằng ngày với gạc vô
trùng và sát khuẩn bằng cồn
70 độ, chấm cồn iod
ü
Không được
để nước tiểu và
phân của bé ngấm vào.
4.2.2.3
Chăm
sóc da và tắm bé
ü
Sử dụng nước ấm từ
35-37 độ C tắm với xà phòng có độ xút thấp, trong phòng ấm 26-28 độ C, thời gian tắm khoảng 7-10 phút.
ü
Dùng khăn
bông mềm,thấm nước tránh
xay sát da trẻ, có thể dùng kem dưỡng da cho bé.
4.2.2.4
Dinh dưỡng
ü
Sữa mẹ là thức
ăn tốt nhất cho
trẻ, cần cho bú
sớm, theo nhu cầu
của trẻ
ü
Thường bú 7-8
lần/ ngày,
mỗi bữa bú khoảng 15-20
phút
ü
Trường hợp mẹ không có sữa hoặc
không đủ sữa thì phải cho trẻ ăn các
loại sữa phù
hợp với ngày tuổi
4.2.2.5
Các
chăm sóc khác:
ü
Chăm sóc
mũi, miệng hằng ngày để tránh tắc
mũi,đánh tưa miệng bằng dung dịch natri bicacbonat 1,4 %
ü
Rửa mắt bằng nước sạch và nhỏ dung dịch
nước muối sinh lý hàng ngày
ü
Chú ý : bố trí phòng nuôi trẻ thích hợp và đào tạo các nhân viên chăm sóc có chuyên môn
và kinh
nghiệm.
Tóm lại : chăm sóc
trẻ là 1 việc rất quan
trọng và tỉ mỉ, vì vậy cần
luôn luôn cẩn thận từng bước để chăm sóc trẻ
tốt nhất.
No comments:
Post a Comment