I.
Các
kiểu bong rau
Rau bong
kiểu nào sẽ sổ kiểu đấy. Có 2 kiểu bong rau như sau:
1. Bong rau kiểu màng
(kiểu Baudeloque )
·
Rau bắt đầu bong từ
trung tâm ra rìa bánh rau. Cục máu
sau rau sẽ tụ
lại hoàn toàn sau bánh
rau. Khi rau bong hoàn toàn và xướng tới âm đạo thì rau
và
màng rau sẽ lộn ngược ( nội sản
mạc sẽ ra trước)
·
Không ra
máu trong lúc sổ rau vì máu
cục và máu
loãng ở lại phía sau bánh rau được màng rau
bọc lại. Máu
chỉ chảy ra
ngoài sau khi rau
đã sổ
hoàn toàn.
·
Bong rau và
sổ rau kiểu này chiếm 75%.
·
Là kiểu tốt nhất vì ít sót rau sót màng
2. Bong rau liểu múi ( kiểu Duccan)
·
Rau bắt đầu từ mép bánh rau vào
trung tâm.
·
Máu chảy một phần
tụ lại sau rau,
một phần tách cac màng rau để
chảy ra ngoài nên trong quá trình bong rau thấy có
nhiều máu chảy ra phần âm đạo
·
Sau
khi
rau đã bong xong, rau và màng rau rơi xuống đoạn dưới tử cung và âm đạo, mặt nội sản
mạc không bị lộn ra ngoài, mặt ngoại sản
mạc sẽ ra trước rồi cục máu sau rau
và bánh
rau ra cùng một lúc. Bánh
rau sổ ra ngoài như
cái lá rơi
·
Tỷ lệ bong rau kiểu này chiếm 25
%
·
Dễ gây sót rau và
sót
màng rau
II.
Cách kiểm tra bánh
rau
·
Mục
đích của kiểm tra bánh rau là không để
sót rau và màng rau, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng trong thời kì hậu sản ( chảy máu
và
nhiễm khuẩn), đồng thời để nhận
định các bất thường của
bánh rau và màng rau nếu có.
·
Sau
khi
đỡ rau ra, đặt bánh rau lên một khay phẳng. Kiểm tra xem
các múi rau có đủ
hay không ( xem mặt ngoại sản mạc ). Bình thường có
khoảng 15-20 múi rau, màu
đỏ thẫm, mặt bóng,
hơn sần sùi, xung quanh mỗi múi có các rãnh
nhỏ. Nếu có
lõm xuống, mất bóng, nham nhở,
rỉ máu => sót rau => thì phải kiểm soát tử cung.
·
Đo
thấy đường kính
bánh rau trung bình 15
cm, chỗ dày nhất là
chỗ giữa bánh rau
(2-3 cm) càng ra ngoại vi càng mỏng dần.
Rau tiền đạo
thì
đường kính sẽ lớn hơn
và mỏng hơn.
·
Mặt bánh rau có khối huyết tụ
sau rau đè vào nên bị lõm xuống trong
rau bong non
·
Mặt bánh rau có những điểm trắng xơ hóa trong nhiễm độc thai nghén.
·
Bánh rau to,
phù, nhạt màu trong
phù rau thai
·
Cân
bánh rau để tìm tỷ lệ giữa
rau và thai. Bình thường bánh
rau nặng khoảng 500
gram, bằng 1/6 trọng lượng thai nhi.
III.
Kiểm tra màng rau
·
Cho
tay qua lỗ rách của các màng rau,
nâng đĩa rau lên, các
màng rau sẽ rủ xuống xung quanh.
Kiểm tra
xem lỗ rách màng rau
có gọn không. Nếu
rách nham nhở thì có thể là rách màng rau. Nếu sót
>1/4 màng rau thì
kiểm soát tử
cung
·
Dùng thước
đo màng rau từ chỗ bám ở mép
bánh rau đến chỗ vỡ của màng rau.
·
Nếu số
đo ở đoạn màng rau ngắn nhất < 10
cm => rau bám thấp
ở đoạn dưới tử cung
·
Nếu >
10 cm => rau bám bình thường
·
Kiểm tra
các mạch máu phát
hiện bánh rau phụ : nhìm phía dưới nội sản mạc có những mạch máu đi ra vùng màng rau
=> có bánh rau phụ
=> kiểm soát tử cung xem có sót rau
không
·
Cuối cùng xem màu sắc, tính chất màng rau : trắng bình thường hay vàng úa.
IV.
Kiểm tra
dây rau:
·
Màu sắc: dây rau màu
trắng, nếu
nhiễm khuẩn cso
màu vàng úa.
·
Độ
dài: bình thường 40-60 cm
·
Kích
thước: có phù nề, to nhỏ không
·
Các bất thường khác: dây rau bị quấn, thắt nút, xoắn
V. Các
bất thường trong thời kì bong và
sổ rau và cách
xử trí.
No comments:
Post a Comment