1. ĐẠI CƯƠNG
-
Suy hô hấp là tình trạng rối loạn chức năng hô hấp, gây giảm
nồng độ O2 trong máu có kèm theo tăng CO2 máu hoặc không.
-
Suy hô hấp ( SHH ) cấp ở trẻ sơ sinh:
+
Do nhiều nguyên nhân gây nên
+
Xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của sơ sinh, nhất là trong tuần lễ đầu
+
Biểu hiện sự thích nghi chưa hoàn toàn của phổi, tuần hoàn, thần kinh và chuyển
hóa khi trẻ làm quen với môi trường bên ngoài tử cung.
+
Hay gặp ở trẻ đẻ non, thấp cân, thai bệnh lí, con của các bà mẹ có bệnh
+ Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu,
đòi hỏi phải cấp cứu nhanh chóng và xử trí đúng.
2. ĐIỀU TRỊ:
Nguyên
tắc:
-
Phải điều trị tích cực tránh di chứng do
thiếu O2 tổ chức kéo dài đặc biệt là thiếu O2 não.
-
Gồm có:
·
Ưu tiên điều trị triệu chứng.
·
Điều trị nguyên nhân.
·
Điều trị hỗ trợ.
·
Phòng bệnh.
![]() |
Điều trị suy hô hấp sơ sinh |
2.1. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG:
a. Nguyên tắc:
-
Chống suy hô hấp.
-
Chống toan máu.
-
Chống nhiễm khuẩn
-
Chống kiệt sức
-
Chống rối loạn thân nhiệt, đặc biệt hạ
thân nhiệt
b. Cụ thể:
ü Chống
SHH:
-
Nguyên
tắc:
+ Thông thoáng đường thở
+ Nằm tư thế thích hợp: hơi ngửa cổ, kê gối dưới vai
để đường thở được thẳng
+ Cung cấp O2:
·
Chỉ định:
ü Khi
có khó thở nhịp thở >60 lần/phút, hoặc <40 lần/phút, rút lõm lồng ngực và
hõm ức, và/ hoặc tím tái. Và/ hoặc:
ü Khi PaO2 <80 mmHg, khi SpO2 < 90%.
·
O2 phải được làm ấm
và ẩm trước khi đưa vào BN
·
Tùy mức độ SHH mà
sử dụng các phương pháp thở O2 và điều chỉnh nồng độ O2 cho phù hợp.
·
Nếu tiến triển tốt thì
giảm dần áp lực và nồng độ O2 xuống tới
mức đủ đảm bảo cho trẻ hồng hào và PaO2 > 60 mmHg
·
Lúc đầu nên cho áp
lực cao để nhanh chóng nâng PaO2 lên 100 mmHg, đồng thời làm các phế
nang bị xẹp phồng lên.
-
Phương
pháp thở O2:
+ Thở O2 qua sonde (liều O2: 0,5-1 l/ph) hoặc qua
lều (liều O2: 8-10 l/ph)
·
SHH nhẹ và vừa, trẻ tự thở.
·
Theo dõi độ bão hòa O2, điều chỉnh O2
khí thở vào để độ bão hòa khoảng 92-95%
+ Thở qua mặt nạ (liều O2: 3-5 l/phút)
·
Trẻ tự thở, hoặc dùng kết hợp trong hô
hấp hỗ trợ (tần số bóp bóng: 40 lần/phút).
+ Thở CPAP: thở với áp lực dương
liên tục qua mũi.
·
Chỉ định:
.
Trẻ đẻ non tự thở được.
.
Bệnh màng trong tự thở được.
+ Thở máy:
·
Chỉ định:
.
Ngừng thở kéo dài.
.
Bóp bóng không hiệu quả.
+ Thở O2 có áp lực cao
gấp 2-3 lần áp suất khí trời:
·
Chỉ định: liệt cơ hô hấp.
+ Nếu suy hô hấp nặng à
thông khí hỗ trợ: bóp bóng, đặt NKQ rồi cho thở máy. Khi trẻ tự thở được à
bóp bóng hỗ trợ rồi dần chuyển sang thở O2 qua sonde.
-
Chăm sóc trẻ thở oxy
+ Luôn luôn được thông thoáng đường thở:
·
Tư thế làm thẳng đường thở.
·
Thay đổi tư thế, vỗ rung à tránh ứ đọng đờm dãi, xẹp phổi.
·
Hút đờm dãi đều đặn, ống hút phải đảm
bảo vô trùng.
+ Giữ ấm: đảm bảo nhiệt độ cơ thể 36,5-370C.
+ Tránh tối đa những tiêu hao năng lượng không cần
thiết:
·
Tránh vận chuyển BN.
·
Tránh trẻ bị đói, lạnh, sốt, vật vã.
·
Tránh dùng các thuốc kích thích cho trẻ.
-
Theo dõi BN thở oxy
+ Để đánh giá hiệu quả của liệu pháp O2,
cần theo dõi:
·
Màu sắc da, di động ngực lồng ngực.
·
Nhịp tim, mạch, HA, nhịp thở, nhiệt độ.
·
Khí máu: PaO2, PaCO2,
pH trong máu.
+ Nếu thở O2 > 24h phải theo dõi tình trạng nhiễm
độc O2:
·
Xơ teo võng mạc ở trẻ đẻ non.
·
Loạn sản phế quản, phổi.
ü Chống
toan máu
-
Tìm nguyên nhân
-
Giải quyết thông khí
tốt
-
Dùng thuốc khi các điều
trị trên không cải thiện, có nhiễm toan nặng lên
+
Dùng NaHCO3 14 %o hoặc 42 %o
+
Số mEq bicarbonat cần thiết = BE x P x 0,3
P: cân nặng
của trẻ (kg); BE: kiềm dư.
+
Chỉ nên bù ½ số lượng thiếu.
+
Trong trường hợp “mò”, dùng NaHCO3 14%o 10-15 ml/kg (1mEq/kg).
-
Trong trường hợp toan
hô hấp (PaCO2 > 70mmHg), thải CO2 = máy thở
-
Chú ý:
·
Dd NaHCO3 thường gây hạ đường huyết nên
cần truyền cùng với dd glucose
·
Khi cấp cứu, sau khi tính lượng dung
dịch Natribicabonat cần bù:
.
1/3 tiêm tĩnh mạch.
.
Còn lại truyền nhỏ giọt
tĩnh mạch.
ü Chống
nhiễm khuẩn
-
Đảm bảo vô khuẩn trong
chăm sóc, đặc biệt TH đặt NKQ
-
Dùng kháng sinh, tốt
nhất theo kháng sinh đồ.
-
Nếu chưa có KSĐ cần
dùng KS phổ rộng có tác dụng diệt cả VK Gr- và Gr+
ü Chống
kiệt sức:
-
Cung cấp đủ năng lượng
cho trẻ:
·
Trẻ đẻ non: 130 - 140 kcal/kg/ngày.
·
Trẻ đủ tháng: 100 - 120 kcal/kg/ngày.
-
Cho trẻ ăn sữa mẹ, chia
làm nhiều bữa.
-
Nếu trẻ không bú được
phải đặt sonde dạ dày bơm sữa chậm hoặc nhỏ giọt.
-
Nếu lượng sữa ăn không
đủ hoặc trẻ nôn phải nuôi dưỡng bổ sung = đường TM
-
Cung cấp đủ nước
-
Vitamin B1, C.
-
Nếu trẻ kích thích, vật
vã có thể cho an thần.
ü Chống
rối loạn thân nhiệt
-
Đảm bảo thân nhiệt 36,5 - 37 0C,
nhiệt độ phòng giữ ở 28 0C
-
Nếu trẻ hạ nhiệt độ -> dùng lồng ấp,
pp “chuột túi”
-
Nếu trẻ sốt phải nới rộng quần áo, dùng thuốc
hạ sốt: Paracetamol 10-15 mg/kg/lần, 4-6h/ lần nếu cần.
2. 2. ĐIỀU TRỊ KHÁC: Tuỳ theo tình
trạng bệnh nhân
-
Trợ tim: nếu suy tuần hoàn.
-
Điều chỉnh RLĐG: Na+, K+,…
2.3. ĐIỀU TRỊ NGUYÊN NHÂN:
-
Chưa điều trị được tất cả các nguyên
nhân
-
Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà có
biện pháp điều trị thích hợp:
·
Bệnh màng trong: Surfactant.
·
Thoát vị cơ hoành: điều trị ngoại.
·
Tim bẩm sinh: điều trị nội ổn định, xét
điều trị ngoại.
·
XHN-MN: điều trị nội hoặc ngoại.
·
Viêm màng não mủ: kháng sinh.
2.4. PHÒNG BỆNH
-
Theo dõi và quản lý thai nghén tốt để
tránh đẻ non, đẻ ngạt.
-
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời suy
hô hấp trước, trong và sau đẻ.
Ghi rõ nguồn chiaseykhoa khi phát hành lại nội dung từ website này
No comments:
Post a Comment