I.
Đại cương
·
Ngôi ngang hay ngôi vai là ngôi mà
thai không nằm theo trục dọc mà
theo trục ngang trong tử cung.
·
Trong ngôi ngang, không phải lúc nào
2 cực đầu và mông cũng đều
ngang nhau mà
thường 1 cực ở hố chậu, cực kia ở vùng hạ
sườn ( thai nằm chếch tong tử cung)
·
Khi chuyển dạ thực sự, vai sẽ
trình diện
trước eo trên nên người ta thường gọi ngôi nagng là ngôi vai
·
Mốc
của ngôi là mỏm vai
·
Ngôi ngang là ngôi không thể đẻ được đường dưới nếu thai sống,
đủ tháng hoặc gần đủ tháng vì không có
cơ chế đẻ. Chỉ có thể đẻ được khi đủ
diều kiện nội xoay thai để biến ngôi vai thành ngôi mông hoặc trường hợp thai nhỏ
đã chết lưu.
II.
Nguyên
nhân
( SH) Bất luận một nguyên
nhân nào cản trở đầu thai lọt vào khung chậu đều dễ gây ra ngôi ngang. Tương tự như các ngôi không thuận khác, song thai, đa ối, rau tiền đạo, khung chậu hẹp, hình dạng thai bất thường, tử cung dị dạng…. là
những nguyên nhân thường gặp, tuy nhiên nguyên nhân hay gặp nhất là do cơ tử cung, cơ thành bụng nhão ở người con rạ đẻ nhiều lần.
1.
Về phía mẹ.
·
Con dạ đẻ nhiều lần ( đa sản) :thành
bụng nhão,tử cung nhão, đổ ra trước gây ra vị trí nghiêng
hoặc ngang của thai nhi.
·
Ở người có con so
nhưng tử cung dị dạng như tử cung hai sừng, TC có
vách ngăn, có u xơ, u tiền đạo…
·
Do phẫu thuật ở tiểu khung gây xơ
dính, lệch trục tử
cung
·
Có thể do khung chậu
hẹp
2.
Về phía thai
·
Trong sinh
đôi, thai thứ
nhất sổ, tử cung rộng, thai thứ 2 không bình chỉnh tốt, nằm tư thế
ngang.
·
Thai đẻ
non tháng, thai chết lưu trong tử
cung, không có sự bình chỉnh của thai và
tử cung
3.
Về phía phần phụ của thai
·
Đa ối, tư thế thai trong tử
cung không cố
định
·
Rau
tiền đạo
( hay gặp ) hoặc dây rau ngắn làm cho
thai không ở tư thế dọc
III.
Chẩn đoán
1.
Khi có
thai
Khi có thai 3 tháng cuối,chẩn đoán ngôi ngang dựa
vào
1.1.Tiền sử sàn khoa: chửa
đẻ nhiều lần, coa thể đã có lần ngôi ngang,
tử cung dị dạng,
tiền sử
đã phẫu thuật tử cung…Như phần nguyên
nhân
1.2.Khám lâm
sàng:
·
Nhìn: tử
cung bè ngang
·
Sờ nắn:
o
Nắm cực dưới tử cung ( trên mu): tiểu khung rỗng, không thấy cực đầu
hay cực mông
o
Nắn 2 bên: một bên thấy đầu ( khối tròn đều, cứng, bập bềnh
) ở mạn
dưới hoặc ở hố chậu. bên kia
nắn thấy cực mông ( khối tròn, không đều
to hơn đầu, chỗ rắn chỗ
mềm) ở mạn sườn hoặc
hạ sườn
o Nắn giữa 2 cực
đầu và mông sẽ thấy lưng là 1
diện phẳng (nếu lưng ở phía trước ) hoặc thấy lổn
nhổn các chi ( nếu lưng ở phía sau)
·
Nghe
tim thai: vị trí nghe tim thai phụ thuộc vào vị trí của cực
đầu, là nơi sờ thấy mỏm vai. Tim
thai sẽ nghe thấy rất rõ nếu lưng ở phía
trước
·
Thăm âm đạo
: thấy tiểu khung rỗng
1.3.Cận lâm sàng;
·
Siêu âm thấy thai nằm ngang.Có thể phát hiện các
dấu hiệu bất thường của
thai như thai vô sọ, não úng thủy…
·
XQ bụng thẳng : trong những trường họp
khó. (ít dùng)
2. Khi chuyển dạ
·
Hỏi tiền sử,
nhìn sờ nắm bụng như trong khi có thai nhưng nắn
khó hơn vì đã có cơn
co tử cung
·
Thăm âm đạo:
·
Khi ối chưa vỡ: thấy ối phồng, tiểu khung rỗng, cần thăm khám
nhẹ nhàng tránh làm ối vỡ.
·
Khi ối đã vỡ: sờ được mỏm vai ,
các xương sườn và hố nách. Khi biết vị trí hố
nách bên nào tức là
biết được vai và do đó
biết được đầu ở bên đó.
·
Dấu hiệu ngón tay cái: đặt bàn tay thai nhi ngửa , ngón
tay cái chỉ vào đùi của người mẹ, nếu chỉ vào
đùi trái thì tay thai nhi là tay trái,
nếu chỉ vào đùi phải thì tay thai nhi là tay phải.
3. Chẩn
đoán thế và kiểu thế
3.1.Chẩn đoán thế: khác với ngôi chỏm,
trong ngôi vai người ta không dựa vào lưng thai nhi để
chẩn đoán thế, vì dù vai ở bên phải hay bên trái thì lưng thai nhi vẫn có
thể ở vị trí trước
hay ở sau. Thường dựa vào đầu thai nhi ở bên nào tức là vai
ở bên đó
mà chẩn đoán thế.
3.2.Chẩn
đoán kiểu thế
§ Ngôi vai có
4 kiểu thế
như
sau
·
Vai chậu trái trước
·
Vai chậu phải trước
·
Vai chậu phải sau
·
Vai chậu trái sau
§ Chẩn
đoán kiểu thế dựa vào 3 yếu tố
như sau:
·
Đầu ở bên nào: trái hay phải
·
Tên mỏm vai lọt hay tên của tay thai nhi thò
ra
·
Lưng ở phái trước hay ở phía sau
§
Thực tế chỉ cần 2 yếu tố là đủ: có thể dựa vào đầu
và lưng thai hay vai và lưng để chẩn
đoán. Ví dụ: đầu trái, lưng trước thì kiểu thế là Vai chậu trái trước
§
Trong trường hợp sờ thấy thai nhi sa xuống âm đạo hay sa ra ngoài âm hộ thì có thể dựa vào bàn tay để chẩn
đoán kiểu thế.
Người ta goi đó
là dấu hiệu ngón
tay cái: đặt bàn tay thai nhi ngửa , ngón tay cái chỉ vào
đùi của người mẹ, nếu
chỉ vào đùi trái thì
tay thai nhi là tay trái, nếu chỉ vào đùi phải thì tay thai nhi là tay phải.
4. Chẩn
đoán phân biệt:
4.1.Ngôi chỏm sa chi: trường hợp này đầu thai nhi thường cao , khi sờ thấy ray thai nhi bị sa, phải tìm xem ở eo trên
có đầu thai nhi hay không.
Vơi
ngôi ngang không sờ thấy đầu thai nhi ở eo
trên.
4.2.Ngôi ngược hoàn toàn: sờ thấy đỉnh xương cùng dễ
nhầm với mỏm vai nhưng không sờ thấy hõm nách và
các sườn thai nhi như
trong ngôi ngang.
No comments:
Post a Comment