Nghiên cứu huyết áp lưu động 24 giời ở bệnh nhân tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp thực sự.
Lê Văn Tâm1, Nguyễn Phương Thảo Tiên1, Huỳnh Văn
Minh1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhằm xác định tỷ lệ huyết áp có trũng và không có trũng; đánh giá tổn thương cơ quan với THA áo choàng trắng và
THA thực sự.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các dữ kiện
được phân tích qua 60 bệnh nhân THA gồm 38 nam
và 22
nữ, tuổi từ 25 đến 75 tuổi. Máy sử dụng là ABPM của Tonoport của
CHLB Đức sản xuất, cài đặt chương trình đo mỗi 30 phút và
đánh giá sự thay đổi chức năng thất trái
bằng điện tim 12 chuyển đạo
và siêu âm tim.
Kết quả: Ở nhóm THA
áo choàng trắng tỷ lệ huyết áp trũng là 43,75%, tỷ lệ huyết áp không
trũng là 56,25%.
Ở nhóm THA thực sự tỷ lệ huyết áp trũng là 38,64%,
tỷ lệ huyết áp không trũng là 61,36%.
Không có phì đại thất trái và tổn
thương đáy mắt ở bệnh nhân tăng huyết áp áo choàng trắng. Có phì đại thất trái và tổn thương
đáy mắt ở tăng huyết áp thực sự.
Kết luận: Việc sử dụng máy theo dõi HA lưu động 24 giờ có thể giúp chúng ta phát hiện
được hiện tượng
huyết áp trũng và huyết áp không trũng.
Từ khóa: Tăng huyết áp áo choàng trắng, Tăng huyết áp thực sự, Huyết áp lưu động 24 giờ.
ABSTRACT
24
HOUR AMBULATORY BLOOD
PRESSURE MONITORING (ABPM) IN PATIENT WITH WHITE COAT HYPERTENSION AND ESSENTIAL
HYPERTENSION
Le Van Tam1, Nguyen Phương Thao Tiên1, Huynh Van Minh1
Objectives: To determine the prevalence of dipper and non-dipper by using 24 hour
ambulatory blood pressure monitoring (ABPM)
and to assess the correlation between
target organ damage with white
coat hypertension and essential hypertension.
Patients and method: Data from 60 hypertension patients in cluding 38 males and 22
females, ages from
25 to 75 were analysed.
The 24h ABPM made by Tonoport’s Germany were used
for the measurement blood pressure with the program 30
minutes per time and the
assessment of the changes in left
ventricular structure by ECG and Echocardiography.
Results: -
White coat hypertension group: The prevalence of dipper was 43,75% and non-
dipper was 56,25%.- Essential hypertension group:
The prevalence of dipper was 38,64% and non-dipper was 61,36%. There hadn’t the
left ventricular hypertropy and
lession of ocular fundus

1 Trường Đại học Y Dược Huế
1 Hue University of Medicine and Pharmacy
Conclusions: By using the 24 hour ambulatory blood pressure monitoring (ABPM) we can detect the dipper
and non-dipper phenomenon.
Key words: White coat
hypertension, Essential hypertension,
ABPM.
1. ĐẶT VẤN
ĐỀ
Trong thời gian gần đây việc áp dụng kỹ thuật đo huyết áp lưu động 24 giờ (ABPM) đã đóng
một vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng, bằng kỹ thuật này có thể chẩn
đoán tăng huyết áp áo choàng trắng và phân biệt được hai trạng thái có trũng và không
trũng của huyết áp. Một câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là liệu tình
trạng không trũng của huyết áp có liên quan với nguy cơ cao biến cố tim mạch
hơn là tình trạng có trũng không?[3], [6].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân
tăng huyết áp không có trũng. Ở Việt Nam những
vấn đề này vẫn ít được
nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi chọn đề
tài trên nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp có trũng và không có trũng ở
bệnh nhân tăng huyết áp áo choàng
trắng và tăng huyết áp thực sự.
2. Đánh giá tổn thương một số cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng
huyết áp thực sự.
2. ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 60 bệnh nhân tăng huyết áp (THA) nguyên phát được
phát hiện tại
phòng khám Nội Bệnh viện Trường
Đại học Y Dược Huế.
Tuổi từ: 25-75 tuổi và được chia thành
3 độ
tuổi: 25-39 tuổi; 40-59 tuổi và ≥ 60 tuổi. Giới bao gồm cả 2 giới nam và nữ. Thời gian nghiên cứu từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010.
2.1.1. Tiêu
chuẩn chọn đối tượng
- Bệnh nhân được
chẩn đoán THA nguyên phát.
- Chẩn đoán THA
theo tiêu chuẩn của: WHO/ISH 2004.
Bảng 1. Phân độ THA theo WHO/ISH
- 2004
Xếp loại
|
HATT (mmHg)
|
HATTr (mmHg)
|
THA nhẹ (giai
đoạn I)
|
140-159
|
90-99
|
THA vừa (giai
đoạn II)
|
160-179
|
100-109
|
THA nặng (giai
đoạn III)
|
³ 180
|
³ 110
|
2.1.2. Tiêu
chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân nghi
ngờ hoặc đã xác định THA thứ phát.
- Bệnh nhân THA
có tai biến mạch máu não.
- Bệnh nhân trên
75 tuổi.
2.2. Phương pháp
nghiên cứu
Nghiên cứu cắt
ngang, mô tả.
2.2.1. Các bước
tiến hành nghiên cứu
- Đo huyết áp: Tất cả các đối tượng được đo huyết áp bằng huyết áp kế thủy ngân theo đúng quy cách trong 3 lần khám tại bệnh viện hoặc tại phòng khám. Nếu đang dùng thuốc hạ
huyết áp thì nghỉ thuốc tối thiểu trước 2 ngày và ngày đo là 3 ngày.Sau khi xác
định là THA (HA tâm thu ≥140 và/hoặc HA tâm trương
≥ 90 mmHg) tất cả đối tượng được đo HA liên tục 24 giờ (theo
dõi huyết áp lưu động: ABPM) bằng máy đo huyết áp
tự động Tonoport của CHLB Đức theo chương trình thống nhất: Ban ngày từ 6 giờ - 22 giờ (6 AM – 10 PM), ban đêm từ 22 giờ - 6 giờ (10PM – 6AM), khỏang cách đo: 30 phút 1 lần cho cả ngày và đêm. Thời gian trước khi đo bệnh nhân
không dùng các chất kích thích có
ảnh hưởng đến huyết áp. Trước khi
đo cho bệnh nhân nghỉ 10
phút, thầy thuốc trực tiếp đo 3 lần, sau 10 phút máy sẽ tự động đo 30
phút 1 lần.
2.2.2. Đánh giá
- HA được xem là bình thường thật sự khi trị số đo trung bình tại phòng khám dưới
140/90mmHg và trị số HA trung bình ban ngày theo ABPM là
dưới 135/85mmHg.
- Tăng HA áo choàng trắng được
xác định khi HA tâm
thu hoặc tâm trương trung bình đo
tại
phòng khám ≥ 140/90mmHg và trị số HA trung bình ban ngày theo kỹ thuật ABPM là
< 135/85
mmHg.
- Tăng HA thật sự được xác định khi HA trung bình tại phòng khám ≥ 140/90mmHg và trị
số HA trung bình
ban ngày theo ABPM là ≥ 135/85mmHg.
- Tình trạng có trũng (Dipper) khi trị số HA trung bình ban đêm giảm ≥ 10% so với trị số
trung bình ban ngày. Nếu < 10% trung bình ban ngày thì HA không trũng (Non-dipper)[1], [2], [4].
2.2.3. Các khám
nghiệm khác
Tất cả bệnh nhân được ghi ĐTĐ 12 chuyển đạo, làm siêu âm tim,
soi đáy mắt.
2.3. Xử lý số liệu
Số liệu được
xử lý băng phần mềm SPSS 15.0 for Windows.
3. KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ huyết áp trũng và không trũng của nhóm BN THA.ACT và nhóm BN THA.TS
Bảng 2. Tính trũng và không trũng của sự biến thiên
huyết áp của nhóm BN THA.ACT và nhóm BN THA.TS
Đường biến thiên HA
|
Nhóm THA.ACT (n = 16)
|
Nhóm THA.TS (n = 44)
|
p
|
||
n
|
Tỷ lệ %
|
n
|
Tỷ lệ %
|
||
Trũng
|
7
|
43,75
|
17
|
38,64
|
> 0,05
|
Không trũng
|
9
|
56,25
|
27
|
61,36
|
> 0,05
|
Nhận xét: Tỷ lệ có trũng và không trũng của các bệnh nhân THA.ACT
và THA.TS khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.2. Tỷ lệ bệnh nhân có phì đại thất trái (PĐTT)
và tổn thương đáy mắt (TTĐM)
Bảng 3. Phân bố PĐTT và TTĐM của 2 nhóm bệnh nhân
Tổn thương
cơ quan đích
|
Nhóm THA.ACT
(n = 16)
|
Nhóm THA.TS
(n = 44)
|
p
|
||
n
|
Tỷ lệ %
|
n
|
Tỷ lệ %
|
||
TTĐM
|
0
|
0
|
17
|
38,64
|
< 0,05
|
PĐTT
|
0
|
0
|
33
|
75,00
|
< 0,05
|
Nhận xét: Ở nhóm BN THA.ACT
không có bệnh nhân nào PĐTT và TTĐM, ngược lại có
TTĐM và PĐTT ở nhóm bệnh nhân THA.TS, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.3.
Mối liên quan giữa sự TTĐM và PĐTT
với tính chất không trũng của đường biến thiên huyết áp 24
giờ
Bảng 4. Mối liên quan giữa sự TTĐM và PĐTT với tính chất không trũng
của đường biến thiên 24 giờ
Tổn thương cơ
quan đích
|
Chung
|
Đường biến thiên HA
|
So sánh giữa 2 nhóm
|
||||
Trũng
(n = 24)
|
Không trũng
(n = 36)
|
||||||
n
|
Tỷ lệ %
|
n
|
Tỷ lệ %
|
n
|
Tỷ lệ %
|
p
|
|
TTĐM
|
17
|
28,33
|
2
|
8,33
|
15
|
41,67
|
< 0,05
|
PĐTT
|
33
|
55,00
|
8
|
33,33
|
25
|
69,44
|
< 0,05
|
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương đáy mắt (8,33%),
PĐTT (33,33%) trong nhóm 24
bệnh nhân có đường biến thiên huyết áp 24 giờ
thuộc loại trũng thấp hơn trong
nhóm 36 bệnh nhân
có đường biến thiên huyết áp 24 giờ thuộc loại không
trũng (TTĐM: 41,67%;
PĐTT:
69,44%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
4. BÀN LUẬN
4.1. Về tỷ lệ huyết áp trũng và không trũng ở bệnh nhân tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp thực sự
Bảng
2, cho biết tính chất trũng hay không trũng của
sự biến thiên HA.
Đây là một trong những yếu tố tiên lượng và yếu tố nguy cơ tai biến tim mạch. Phần lớn (60%) số BN của chúng
tôi có HA ban đêm không hạ hoặc hạ rất ít so với ban ngày - HA không
trũng. Tỷ lệ BN có
đường biểu diễn HA không trũng ở nhóm THA.ACT (56,3%)
và ở nhóm THA.TS (61,4%) là tương
đương nhau, khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Nghiên
cứu của Nguyễn Hữu Trâm Em và cộng sự [2] cho thấy: Tỷ lệ BN có HA "không
trũng" ở nhóm BN THA áo choàng trắng là 54%, ở BN THA thực sự 58,4%. Nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp các tác giả trên.
Nghiên
cứu của Diederik
Boon và cộng sự [7], tiến hành tại khoa Tim mạch trung tâm
y khoa thành phố Amsterdam
- Hà
Lan với 194 BN THA nguyên phát. Tất cả BN được theo dõi
tổng
hợp cả HA và điện
tâm đồ liên tục 24 giờ. Theo dõi huyết áp ngoại trú được thực
hiện đo 15 phút một lần
vào ban ngày và mỗi 30 phút vào ban
đêm. Thời gian bắt đầu
ban ngày từ 7AM và đêm bắt
đầu từ 11PM.
Kết
quả cho thấy tỷ lệ
người không trũng ở nhóm THA là 25%
(50/194).
Theo
những con số ở trên thì chúng ta thấy tỷ
lệ
BN có HA không trũng ở người Việt Nam đều cao hơn tỷ lệ của người nước ngoài. Điều này xảy ra có thể do người Việt Nam thường đi ngủ muộn và thức dậy sớm hơn, do đó ảnh hưởng tới khỏang
thời gian ban ngày được coi như là ban đêm
dùng trong nghiên cứu. Ngoài ra khi mang máy đo ABPM, ở môi trường lạ, khi máy đo HA hoạt động dễ làm
bệnh nhân thức giấc, điều này có thể làm bệnh nhân mất ngủ hoặc ngủ không sâu như người bình thường.
4.2. Về tổn thương
đáy mắt và phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp áo choàng trắng
và tăng huyết áp thực sự
Bảng 3, cho thấy sự tổn
thương đáy mắt và phì đại thất trái chỉ có ở nhóm
bệnh nhân THA thực sự mà không có ở nhóm bệnh
nhân THA áo choàng trắng, điều này khác với kết quả nghiên cứu
của Michael W. Muscholl [8], thì tăng huyết áp áo choàng trắng có liên quan với
sự gia tăng khối cơ thất trái. Ở nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt này không rõ ràng, có thể
mẫu
nghiên cứu chưa đồng dạng và số
lượng nghiên cứu còn nhỏ.
Bảng 4, cho biết sự tổn thương đáy mắt và phì đại thất
trái có liên quan với tính chất trũng của đường biến thiên huyết áp 24 giờ. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương đáy mắt: 41,67%; PĐTT:
69,44% trong nhóm 36 bệnh nhân có đường biến thiên huyết áp 24 giờ thuộc loại không trũng cao hơn tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương mắt (8,33%), PĐTT (41,67%) trong nhóm 24 bệnh nhân có đường biến thiên huyết áp 24
giờ
thuộc loại trũng.
HA không trũng liên quan chặt chẽ với sự trầm
trọng của THA, huyết áp càng cao càng dễ
gây HA không trũng[5].
Sự không trũng của HA còn liên quan mật thiết
với tuổi, tuổi càng cao
HA càng dễ bị không trũng. Sự không trũng liên quan chặt chẽ với sự TTĐM nhất.
Tỷ lệ bệnh nhân có PĐTT trong nhóm
bệnh
nhân có HA không trũng và BN có HA trũng là tương
đương nhau, sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Không
có sự khác biệt rõ rệt này có thể do số lượng nghiên cứu còn nhỏ.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 60 bệnh nhân THA nguyên phát bằng kỹ thuật đo huyết áp lưu động 24 giờ
(ABPM)
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
(1) Tỷ lệ
huyết áp không trũng ở tăng huyết áp áo choàng trắng là 56,25% và
ở tăng huyết áp thực sự là 61,36%. Tỷ lệ huyết áp trũng
ở nhóm tăng huyết áp áo choàng trắng là 43,75% và
ở nhóm tăng huyết áp thực sự là 38,64%.
(2) Không có phì đại thất trái và
tổn thương đáy mắt ở bệnh nhân tăng huyết áp áo choàng trắng. Có phì
đại thất trái và tổn thương đáy mắt ở tăng huyết áp thực sự.
Huyết áp không trũng gây tổn thương nhiều hơn
huyết áp trũng.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Trâm Em, Nguyễn
Tấn Khang (2000), Đánh giá cao huyết áp áo choàng
trắng bằng kỹ thuật theo dõi huyết áp 24 giờ (ABPM), kỹ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Đại
hội tim mạch học quốc gia Việt nam, tr. 215-223.
2. Lantelme P., Milon H. (2001), Tăng huyết áp áo choàng trắng, Tài liệu dịch, Thông tin tim
mạch học, (10), tr. 18-21.
3. Huỳnh Văn Minh
và cs
(2006), “Mối liên
quan
giữa tình trạng
có trũng
hay không
có trũng huyết áp ban đêm và nguy cơ bệnh lý tim mạch” Thông tin tim mạch học miền trung, tr.2-12.
4. Andreas Bur et al. (2002), Clasification of Blood Pressure Levels by Ambulatory
Blood
Pressure in Hypertension, Journal of Hypertension.
5.
Cesare, Cuspidi et al. (2003),
Non-dipper treated hypertensive patient do
not have increased cardiac structural alteration,
Cardiovascular Ultrasound.
6. Cuspidi, Cesare; Macca, Giuseppe (2001),
“Target organ
damage and non-dipping
pattern defined by two sessions of ambulatory
blood pressure monitoring in recently diagnosed essential hypertensive
patients”. Journal of Hypertension. 19(9),pp.1539-1545.
7. Diederik Boon et al. (2003), “ST Segment Depression Criteria and the prevalent of Silent Cardiac Ischemia in Hypertension”, American Heart Association”, Hypertension, (41), pp476-481.
8. Michael W. Muscholl et al (1998), Changers
in left ventricular structure and function in patient with white coat hypertension: cross sectional suvey, Regensburg-Germany.
No comments:
Post a Comment