1. Forceps là dụng cụ
sản khoa để giữ
chắc lấy đầu thai nhi để
kéo cho ngôi thai số ra
ngoài theo một cơ chế gần
như tự nhiên, đứng như
cơ chế
của cuộc chuyển dạ
đẻ:
quay trước hay quay sau,
cúi
hay ngửa, xuống hay sổ giúp cho cuộc chuyển dạ
diễn ra thành công,
bảo vệ mẹ và thai
2. Từ khi gây mê
hồi sức,
kháng sinh và phẫu thuật mổ
lấy thai, giác hút mở rộng thì phạm vi sử dụng forceps ngày càng thu hẹp
với những chỉ định nhất định.
3. Chỉ định
3.1 Về phía mẹ:
3.1.1
Mẹ
rặn lâu không có
biến chuyển: là chỉ định cổ điển chiếm đa
số.
3.1.2
Dọa vỡ tử cung, khi ngôi đã lọt. ( chú
ý:
nghi ngờ vỡ tử cung thì phải mổ lấy thai chứ
không làm forceps )
3.1.3
Tử cung có sẹo mổ cũ như mổ lấy thai, mổ
bóc nhân xơ, mổ khâu tử
cung….. Sau khi làm forceps xong phải kiểm soát tử cung
3.1.4
Tầng sinh
môn rắn chắc
3.1.5
Tiền
sản giật, sản giật
3.1.6
Mẹ
mắc các bệnh nội khoa không được phép gắng sức : hô
hấp ( hen, lao,..)
tim
mạch ( tăng huyết áp, suy tim…)
3.1.7
Các
bệnh nội tiết : Basedow, đái tháo đường
3.2 Về
phía con
3.2.1
Suy thai ( hoặc có những biến
động về tim thai)
thường nhịp chậm <120 lần/phút,
không đều. Chú ý
khi thai vào trong tiểu khung thì nhịp tim thai
thường chậm do đầu thai thường ép vào trong
khung chậu
3.2.2
Ngôi thai cúi không tốt hoặc ngửa không tốt
3.2.3
Ngôi thai ngừng quay ở kiểu thế ngang hoặc
kiểu thế sau.
4. Điều kiện làm forceps
Muốn là thủ thuật forceps mà không nguy hiểm cho thai nhi và
cho mẹ thì ta
cần phải tuân thủ các điều kiện sau đây.
4.1 Thai phải sống :
là điều kiện tất yếu.Nếu
thai chết thì phải hủy thai
4.2 Ngôi thai phải lọt trung
bình
hoặc thấp
4.3 Phải là ngôi đẻ
được đường dưới: ngôi phải là ngôi chỏm,
ngôi mặt cằm trước hoặc là đầu hậu
trong ngôi mông
4.4 Không có
sự bất
tương xứng giữa khung chậu và thai nhi
4.5 Cổ tử
cung phải mở hết
4.6 Ối đã vỡ
4.7 Bàng
quang và trực tràng phải rỗng.Đảm bảo
vô trùng,
tầng sinh môn rộng đúng mức.
5. Tai biến:
5.1 Tai biến cho mẹ
5.1.1
Chấn thương đường sinh dục
5.1.1.1 Rách tầng sinh môn, âm đạo, túi cùng ( nhất là trong tư thế
khó như chẩm cùng)
5.1.1.2
Rách
cổ tử cung
5.1.1.3
Vỡ tử cung
5.1.1.4
Rò
bàng quang, rò âm đạo-trực tràng
5.1.1.5
Giãn
khớp mu
5.1.2
Chảy máu
5.1.3
Sốc
Hậu quả có thể gây tử vong mẹ nếu không xử
trí kịp thời
5.2 Tai biến cho
con
5.2.1
Tụ máu
vùng da đầu: do tụ
máu dưới màng xương.
Khối máu tụ sẽ
tự tiêu
đi
trong vài tuần
5.2.2
Tổn
thương mắt: chảy máu
kết
mạc, trầy xước
mi
mắt, lồi mắt
5.2.3
Vỡ xương sọ:
Ø
Vỡ xương sọ không lún xương sẽ
khỏi tự
nhiên
Ø
Vỡ xương sọ cành tươi có lũn
xương bắt buộc phải làm CT scanner
tìm
máu tụ dưới màng cứng hoặc
dập não tại chỗ. Mặc dù các
vết lún xương nhỏ có thể khỏi tự
nhiên nhưng ngày nay có thể phẫu thuật ngay trong tuần lễ
đầu.
5.2.4
Chảy máu trong sọ:
5.2.4.1 Tụ máu vùng hố sau:
Ø
Xuất hiện
sau giai đoạn tiềm tàng 12 giờ, có thể sau 5 hoặc
8 ngày
Ø
Dựa vào
các dấu hiệu không đặc hiệu : khóc yếu, trương lực cơ giảm hoặc tăng, rung giật nhãn cầu, liệt thần kinh sọ, thóp
phồng , tăng chu vi đầu, nhịp thở không đều, ngừng thở, nhịp tim chậm, trụy mạch
5.2.4.2
Tụ máu ngoài màng
cứng:
Ø
Do tổn thương động mạch màng não
giữa hoặc xoang tĩnh
mạch lớn do vỡ xương thái dương
Ø
Triệu chứng: tăng trương lực
cơ, thóp phồng, siêu
âm qua thóp hoặc CT giúp chẩn đoán
Ø
Điều
trị bằng phẫu thuật
5.2.4.3
Tụ máu dưới màng
cứng
Ø
Tụ
máu dưới màng cứng vùng thái dương không có
triệu chứng hoặc biểu
hiện bằng co giật và
các dấu hiệu thần kinh khu
trú
Ø
Tụ
máu vùng nền
não, chèn ép thần kinh
biểu hiện bằng co giật, đòng tử không đều,
hôn mê…. Chẩn đoán bằng lâm sàng kết hợp siêu
âm, chụp CT
Ø
Điều
trị bằng dẫn lưu
5.2.5
Tụ máu
trong não
5.2.6
Liệt mặt ngoại biên: liệt VII
5.2.7
Tổn
thương tủy
5.2.8
Di chứng động kinh, chậm trí tuệ
No comments:
Post a Comment