I.
Đại cương
-
Đờ tử cung: là tử cung không co chặt lại thành khối an toàn sau khi rau đã sổ để thực hiện tắc mạch sinh lý do đó gây chảy máu.
-
Có 2 mức
độ đờ tử cung
§ Đờ tử cung còn hồi phục: cơ tử cung còn đáp ứng với các
kích thích.
§ Đờ TC ko
phục hồi: cơ tử cung ko còn khả năng đáp ứng với bất kỳ kích thích nào.
II.
Nguyên
nhân đờ tử cung
·
Chất lượng cơ TC kém do đẻ nhiều lần, TC có sẹo mổ, tử cung dị dạng, u xơ tử cung
·
Do tử cung bị căng giãn quá
mức vì đa thai, đa
ối, thai to
·
Chuyển dạ
kéo dài.
·
Nhiễm khuẩn ối
·
Sót rau
trong buồng tử cung (đờ TC thứ phát)
·
Sản phụ suy nhược: thiếu máu,
cao huyết áp, NĐTN, tiền sản giật, sản
giật
·
Bất thường tử
cung: u xơ, tử
cung dị dạng.
·
Đờ tử cung do sử dụng thuốc: Sau
gây mê bằng các thuốc mê
họ Halothane(fluothane) sử dụng Betamimetic, dùng ôxytôxin không liên
tục sau khi sổ thai.
III.
Chẩn đoán : chủ yếu dựa vào lâm
sàng.
1.
Cơ
năng
·
Chảy máu ngay sau khi sổ thai và sổ rau là tr/ chứng phổ biến nhất. Máu từ chỗ bám của b/ rau chảy ra, ứ đọng lại ở buồng tử cung rồi mỗi khi có cơn co TC lại đẩy ra ngoài một lượng máu.
·
Nếu tử cung đờ hoàn toàn, không hồi phục thì máu chảy ra liên tục hoặc khi ấn vào
đáy tử cung thì máu
chảy ồ
ạt ra ngoài.
2.
Thực thể
·
Tử cung giãn to, mềm, cao trên rốn, không thành lập khối an toàn mặc dù rau đã sổ.
·
Thăm trong: Mật độ tử cung nhão, khi cho tay vào buồng tử cung không thấy tử cung co bóp lấy tay. Trong buồng tử
cung toàn máu cục và máu loãng.
3.
Toàn thân
·
Thiếu máu
cấp: da xanh, niêm mạc nhợt
·
Nếu mất máu nhiều, có
tình trạng sốc: M nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi,
chân tay lạnh, da xanh
nhợt, thở nhanh
nông, khát nước, thiểu niệu.
Nếu
đờ TC nặng có thể dẫn tới tai biến lộn TC.
IV.
Xử trí
1. Nguyên tắc:
·
Khẩn trương tiến hành song song
khâu cầm máu và phục hồi chức năng
co bóp của tử cung.
·
Hồi sức chống choáng.
2. Hồi
sức: phải tiến hành nhanh,
tích cực.
-
Đặt một đường truyền
tm tốt.
-
Nằm nghiêng, thở oxy
-
Truyền dung
dịch cao phân tử trong khi chờ máu cùng
nhóm (nếu lượng mất máu nhiều).
-
Điều
chỉnh rối loạn đông máu = Fibrinogen, Plasma tươi nếu có.
3. Cầm máu và phục hồi c/n co bóp của
TC
:
Ngay lập tức
-
Ấn
vào ĐM chủ bụng nếu chảy máu
nhiều.
-
KSTC lấy máu cục và rau sót (nếu
có) sau khi đã chống choáng, tiền mê.
-
Gây phản xạ co
bóp tử cung bằng cách xoa bóp tử cung qua thành bụng kết hợp với tay kia trong
buồng tử cung,
hoặc chèn ép
tử cung bằng hai
tay.
-
Thuốc tăng co bóp tử cung:
§
Oxytocin tiêm thẳng vào cơ TC vùng đáy qua thành bụng
5-10 UI, hoặc truyền nhỏ giọt TM 10UI trong 500ml
Glucose 5%.
§
Nếu TC vẫn ko
co ->
Ergotamin 0,2mg tiêm bắp
or Misoprostol 200 mcg
đặt hậu môn
-
Kháng sinh: thường dùng B-lactam trong 5-7 ngày.
4. Ngoại khoa
Sau khi đã xoa bóp liên tục TC, đã tiêm thuốc có bóp TC, nhưng máu vẫn tiếp tục chảy và
khi ngừng xoa bóp TC lại nhão ra, thì phải nghĩ tới đờ TC
ko hồi phục. Ngay lập tức tiến hành:
-
Mổ
cắt tử
cung bán phần ở người ko còn nguyện vọng có con hoặc
-
Mổ
thắt ĐM hạ vị hai bên, thắt ĐM TC 2 bên ở người còn
trẻ, còn nguyện vọng có con.
Điều quan trọng là
phải có thái độ xử trí kịp thời, tránh tình trạng chảy máu
kéo dài gây RLĐM
V.
Đề
phòng đờ tử cung ở các
trường hợp có nguy cơ
cao bằng cách
-
Truyền TM chậm oxytocin
ngay sau khi thai sổ giúp cho thời kỳ sổ
rau được nhanh
chóng, bớt chảy máu.
-
Kiểm tra
kỹ bánh rau đề phòng sót rau,
nếu sót thì KSTC
-
Nếu cần thiết: tiêm trực tiếp 5-10UI oxytocin vào cơ tử cung qua thành
bụng.
No comments:
Post a Comment