I.
Đại cương
·
Ngôi chỏm là ngôi trong đó thai nhi nằm xuôi, trục của thai nhi song song với trục tử
cung, đầu
ở dưới và cúi tốt.
·
Ngôi chỏm chiếm tới 95 % tổng số
các cuộc
đẻ.Kiểu thế chẩm chậu trái trước là
kiểu thế thường gặp nhất trong các cuộc
đẻ tự nhiên, khi đó
mốc của thai nhi là
xương chẩm nằm ở vị trí mào chậu lược trái.
·
Đẻ
ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước phải trải qua
3 giai đoạn: đẻ đầu, đẻ vai và đẻ mông. Mỗi gia
đoạn này lại gồm 4 thì : lọt, xuống, quay,
sổ. Trong đó
đẻ đầu là khó nhất vì đầu to và rắn
nhất, ít có khả năng thu nhỏ lại các
đường kính như vai và mông.
Cơ
chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế CCTT:
o Đẻ đầu: gồm 4
thì.
§ Lọt:
·
Chuẩn bị lọt: cúi tốt, chồng khớp, tạo bướu thanh huyết.
·
Lọt chính thức: ngôi đi qua đường kính chéo trái của eo trên, chẩn đoán lọt ngôi bằng dấu hiệu Farabeuf.
Có hai kiểu lọt: đối xứng (ít gặp) và không đối xứng hoặc trước hoặc sau, nhưng hay gặp lọt kiểu không đối xứng sau.
§
Xuống: ngôi thai xuống .Trong lòng tiểu khung từ eo trên đi qua eo giữa xuống eo
dưới.
§
Quay: khi ngôi chạm vào hoành chậu sẽ quay 450 ngược chiều kim đồng hồ về kiểu thế chẩm vệ để chuẩn bị sổ.
§
Sổ: cùng với sức rặn của người mẹ, ngôi thai sẽ được sổ ra ngoài dưới tác dụng của
cơn co tử cung. Có
2 cách sổ: sổ kiểu chẩm vệ hoặc chẩm cùng.
o
Đẻ vai: vì vai vuông góc với đầu do đó vai sẽ lọt theo đường kính chéo phải của eo trên,
cũng gồm 4 thì:
§ Lọt:
·
Chuẩn bị lọt: vai thu nhỏ lại từ 12cm đường kính lưỡng mỏm vai xuống còn 9cm.
·
Lọt chính thức:
đường kính lưỡng mỏm vai đi qua đường kính chéo phải của eo trên.
§
Xuống: vai xuống trong lòng tiểu khung từ eo
trên qua eo giữa để xuống eo dưới.
§
Quay:
vai quay 450 theo chiều kim đồng hồ để về đường kính trước sau của eo
dưới chuẩn bị cho
thì
sổ.
§
Sổ: vai sổ
ra ngoài âm hộ
dưới tác dụng của cơn co tử
cung và sức rặn người mẹ và trong
một số trường hợp
có sự giúp đỡ của
người đỡ đẻ.
o Đẻ mông: nói chung cũng qua 4 thì như đẻ đầu và đẻ vai, nhưng vì mông nhỏ nên sau khi sổ đầu và sổ vai thì mông sẽ tụt ra nhanh không rõ ràng các thì.
·
Việc đỡ đẻ ngôi
chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước cần được tiến
hành đúng theo cơ chế đẻ, tránh cho thai nhi bị rách rộng tầng sinh môn,
tránh cho thai nhi bị ngạt.
·
Thái độ của người đỡ đẻ là
chờ đợi cho
ngôi lọt, trong khi chờ đợi ngôi lọt thì phải theo dõi cơn
co tử cung và tim thai. Khi ngôi đã lọt thì động viên thai phụ và chuẩn bị đỡ đẻ.
Chú ý: có thể bổ sung thêm phần chẩn
đoán độ lọt và chẩn đoán lọt chính thức vào
câu này.
II.
Đỡ
đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu
trái trước.
2. Kĩ thuật tiến hành
2.1. Đỡ đầu
2.2.Đỡ vai
2.3.Đỡ mông và chân
2. Kĩ thuật tiến hành
2.1. Đỡ đầu
2.2.Đỡ vai
2.3.Đỡ mông và chân
1. Dụng cụ
và phương tiện
·
Hộp đỡ đẻ gồm: 2 kìm Kocher,
1 kéo cắt rốn,
2 miếng gạc để lau nhớt cho
trẻ sơ sinh
·
3
săng vuông vô khuẩn
·
1
kéo để cắt tầng sinh
môn khi có chỉ định
·
Dụng cụ hồi sức sơ sinh
·
Người đỡ đẻ
đội
mũ, đeo khẩu trang, rửa
tay, đeo găng vô khuẩn
·
Thai phụ nằm trên bàn đẻ
với tư thế sản
khoa: lưng và đầu cao, khớp háng
và đầu gối gấp nửa chừng, 2 đùi dạng ra ngoài, 2
tay nắm lấy 2 chỗ vịn
·
Người đỡ đẻ
có thể đứng 2 bên phải hoặc thông thường đứng giữa 2 đùi thai phụ.
·
Trong thì này,
người đỡ đẻ phải giúp cho đầu thai nhi cúi thật tốt để sổ theo đường kính ngắn nhất là
hạ chẩm thóp trước. Sau đó, khi đầu ngửa để
qua âm hộ thoát ra ngoài phải cho đầu
ngủa từ từ, tránh rách rộng tầng sinh môn
·
Trong cơn rặn: khi đầu thai nhi thập thò ở âm hộ,
dùng tay trái ấm nhẹ vào chỏm, tay phải lót 1 gạc ấn vào trán
qua tầng sinh môn
để giúp cho đầu
cúi
thêm.
·
Khi hạ chẩm đã
cố định dưới khớp vệ, tầng sinh
môn bị giãn rất mỏng. nếu
có chỉ định cần cắt tầng sinh môn lúc này. Sau đó, giữ đầu ngửa từ
từ bằng cách dùng tay phải giữ tầng sinh môn,
tay trái giữ cho đầu sổ từ từ. Nếu cần thì lách cho
1 bướu đỉnh sổ
trước rồi nghiêng đầu để cho
bướu đỉnh kia sổ tiếp.
·
Trong thì đẻ đầu cần hướng dẫn cho thai phụ rặn dài hơi, dồn sức
xuống âm hộ - hậu mô
và thở sâu khi kết thúc cơn rặn. Khi lưỡng đỉnh thoát ra ngoài âm hộ thì thai phụ
không cần
rặn nữa, tiếp tục đỡ cho đầu sổ
·
Sau
khi
đầu sổ, đầu sẽ quay lại vị trí cũ như khi lọt để vai sổ.
Lúc này cần đăth
2 tay vào 2 bên gò má
thai nhi rồi quay luôn
1 góc 90 độ về phía bên trái thai nhi để cho thai nhi nhìn vào
đùi
trái của người mẹ.
Khi đó vai sẽ ở đường kính trước sau, chuẩn bị sổ ra ngoài.
·
Trước tiên, nếu có dây rau quấn
cổ thì cắt dây rau
giữa 2 kìm Kocher rồi mới đỡ vai. Nếu dây rau quấn cổ lỏng thì có thể gỡ qua đầu thai nhi
·
Đỡ vai trước: áp 2 bàn
tay
vào 2 bên gò má
thai nhi rồi kéo đầu thai nhi xuống phái dưới. Lúc này có thể để cho thai phị rặn
thêm 1 hơi. Khi thấy bờ dưới cơ delta lộ ra dưới khớp vệ
thì không kéo nữa.
·
Đỡ vai sau: vẫn để cho 2 bàn
tay ở 2 bên gò
má thai nhi, kéo ngược thai nhi lên phía trên để cho vai sau
sổ ra trước. Sau đó vai trước sẽ sổ dễ dàng.
·
Trong khi vai sau sổ cần chú ý đề phòng rách tầng sinh môn.
·
Sau khi hai vai sổ chỉ cần kéo nhẹ, ngực, bụng, mông và
chân sẽ sổ ra
1 cách dễ dàng.
·
Lúc
đó một tay nâng gáy thai nhi, tay kia
đỡ dần từ 1 rồi đón lấy 2 chân. Trong khi đó
người phụ
chuẩn bị cắt dây rau khi thai sổ ra ngoài hoàn toàn
Kết luận: đỡ đẻ thường ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước là một thủ thuật đơn
giản nhưng cần thực hiện đúng theo cơ chế đẻ. Thì đỡ đầu thường
khó khăn và lâu, nhất là đối với người con so vì tầng sinh
môn rắn hay nếu
do đầu thai nhi to. Việc hướng dẫn
thai phụ rạn và thở cùng với sự kiên nhẫn của người đỡ đẻ là cần thiết,tránh những thủ thuật can thiệp không cần thiết.
No comments:
Post a Comment