Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới.
Đặng
Thị Minh Thu1, Nguyễn
Anh Vũ2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích khảo sát đặc điểm lâm
sàng
và một số yếu tố nguy cơ của bệnh nhân
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 105 bệnh nhân (có 183 chân bệnh) được
chẩn đoán trên lâm sàng là STMMT chi dưới và được kiểm chứng bằng siêu âm Doppler
tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP
Hồ Chí Minh từ 08/2011 đến 08/2012.
Kết quả:
Tỷ lệ mắc nữ/ nam là 4/1, trong đó nữ chiếm đến 82% (p < 0,01).
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 60,57 ± 13,18. Giai đoạn lâm sàng C2 và C3 theo bảng phân độ CEAP
chiếm tần suất cao nhất.
Triệu chứng thực thể gặp với tỷ lệ
cao nhất là giãn tĩnh mạch
khu
trú (82,5%) và
giãn TM
toàn bộ chi dưới (80,3%); phù mắt cá trong với 46,5%;
Các kết quả khám nghiệm pháp: NP Trendelenburg - van TM nông có: 75,4% (+) và
24,6%
(-). NP Perthes - van TM sâu: 87,4%
(+) và 12,6%(-). NP Pratt - van TM xuyên: 20,2% (+) và 79,8 Các yếu tố nguy cơ: liên
quan với nghề nghiệp, tiền sử sinh nở, giới, tình trạng thừa
cân béo phì và tuổi.
Kết luận: Kết hợp triệu chứng lâm sàng và một số test thăm dò cho phép chẩn đoán bệnh trong đa số trường hợp. Hiểu biết các yếu
tố nguy cơ giúp giáo dục phòng bệnh.
Từ khóa: Suy tĩnh mạch
chi dưới, siêu âm Doppler.
ABSTRACT
CLINICAL ASPECT AND RISK FACTORS
OF CHRONIC VENOUS INSUFFICIENCY OF LOWER EXTREMITY
Dang Thi Minh
Thu1, Nguyen Anh Vu2
Background:
Chronic venous insufficiency is a common disease. This study aims to
evaluate the clinical aspect and risk factors of disease. Population and methode: 105 patients included in a cross-sectional
study at Nguyen Trai hospital-Ho Chi Minh city.

1 Bệnh viện Nguyễn Trãi TP Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Huế
1 Nguyen Trai Hospital-Ho Chi Minh city
2 Hue University of Medicine and Pharmacy
Conclusion: the
clinical presence and tests helpe to make diagnosis in most of cases.
Key words: Chronic
venous insufficiency, echo-Doppler.
1. ĐẶT VẤN
ĐỀ
Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là một bệnh lý khá phổ biến, có liên quan mật thiết với
tuổi
và giới. Bệnh không gây tử
vong nhưng ảnh hưởng rất nhiều
đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân cũng như gây tốn kém trong
chẩn đoán và điều trị [2], [5], [13], Chẩn đoán sớm suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới không khó nhờ vào các
biểu hiện lâm sàng
phong phú của bệnh; các
nghiệm pháp khám lâm sàng cũng như
sự hỗ trợ của siêu âm Doppler. Siêu âm Doppler mạch máu là một phương
pháp chẩn đoán rất hữu hiệu,
giúp đánh giá không chỉ về
hình thái của hệ thống tĩnh
mạch, các van mà còn giúp
đánh giá về huyết động, đặc biệt là việc ứng dụng các nghiệm pháp khi khám siêu âm tĩnh mạch để phát hiện tình
trạng suy van khi chưa có biểu hiện lâm sàng.[20],[25].
2. ĐỐI
TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Gồm
105 bệnh nhân được chẩn đoán trên lâm sàng là suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
(suy tĩnh mạch nông hoặc
tĩnh mạch sâu hoặc tĩnh mạch xuyên hoặc cả ba) và
được kiểm chứng bằng siêu âm Doppler tại Bệnh viện
Nguyễn Trãi, TP Hồ Chí Minh từ 08/2011 đến 08/2012.
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp mô tả cắt
ngang.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh:
+ Bệnh nhân có triệu chứng đau nặng mỏi bắp chân đau dọc
theo đường đi của tĩnh
mạch, tê dị cảm, vọp bẻ về đêm, phù chân nhất là chiều.
+ Khám
lâm sàng: Có thay đổi màu sắc da,thấy tĩnh mạch dãn ngoằn nghèo vùng bắp
chân hoặc vùng đùi,phù mắt cá trong 1
bên hoặc 2 bên.
+ Nghiệm pháp Valsalva hoặc Trendelenburg (+): Khảo sát tình trạng van tĩnh mạch nông.
+ Hoặc nghiệm pháp
Perthez
(+): Khảo sát van tĩnh mạch sâu.
+ Hoặc nghiệm pháp
Pratt (+): Khảo sát van tĩnh mạch xuyên [6], [7].
- Tiêu chuẩn siêu âm:
+ Siêu âm 2D: Khẩu kính của tĩnh
mạch tăng so với bình thường, tĩnh mạch hiển lớn bình
thường ≤ 4mm, nếu lớn hơn 4mm là bệnh lý khẩu kính > 7mm là có kèm theo suy van [16], [19].
+ Siêu âm Doppler xung: Hiện diện
dấu hiệu phụt ngược của dòng máu tĩnh mạch qua
các van với vận tốc trào
ngược > 10 cm/s. Thời gian dòng chảy ngược > 0,5 giây, xuất hiện tự
nhiên hoặc sau khi làm nghiệm pháp (Valsalva hoặc nghiệm pháp bóp)
[16], [19], [22].
- Tiêu chuẩn
loại trừ: Trong nghiên cứu này, chúng tôi loại trừ
tất cả các bệnh nhân có phù, loét
chi dưới hoặc có cùng triệu chứng cơ năng, thực thể của suy tĩnh mạch mạn tính nhưng gây ra bởi nguyên nhân thực thể khác hoặc một số trường hợp STMMT chi dưới đã điều trị, có thể gây nhiễu
khi nghiên cứu như:
+ Viêm tắc bạch mạch
2 chi dưới, loét chân do đái tháo
đường.
Phù chi dưới do
suy tim, suy thận, nhiễm ký sinh trùng…
Đau
do nguyên nhân khác: Bệnh lý khớp,
bệnh lý thần kinh cơ. Suy tĩnh mạch mạn
tính đã tiêm xơ hoặc phẫu thuật.
Sẹo da co kéo ở
vùng khảo sát của tĩnh mạch nông.
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám Nội, khoa khám bệnh và khoa Chẩn đoán Hình ảnh, BV Nguyễn Trãi - Thành phố Hồ Chí Minh.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 1. Phân bố bệnh theo giới
Bảng 1. Bảng giá trị trung bình về tuổi và hình thái học
Đặc điểm
|
Giá trị trung
bình
|
SD
|
Tuổi
|
60,57
|
13,18
|
Chiều cao
|
1,56
|
0,07
|
Cân nặng
|
58,62
|
9,24
|
BMI
|
23,96
|
3,31
|
Bảng 2. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
|
Theo nhóm
|
n
|
%
|
|
Ít vận động
(Ngồi nhiều, ít
di chuyển)
|
Văn phòng
|
58
(55,2%)
|
42
|
40
|
Buôn bán
|
7
|
6,7
|
||
Bác sỹ, kỹ
sư
|
9
|
8,6
|
||
Đứng nhiều
|
Giáo viên
|
32
(30,2%)
|
17
|
16,2
|
Công nhân
|
13
|
12,4
|
||
Nông dân
|
2
|
1,9
|
||
Nội trợ, nghề khác
|
15 (14,3%)
|
15
|
14,3
|
|
Tổng
|
100%
|
105
|
100%
|
Bảng 3. Các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ/ 105
bệnh nhân
|
n
|
%
|
|
Thời gian
đứng/ ngày
|
Đứng 6-8 giờ/ ngày
|
32
|
30,5
|
Đứng >8
giờ/ ngày
|
73
|
69,5
|
|
Thai nghén,
sinh con (Chỉ khảo sát trên
BN nữ với n
= 86 BN nữ)
|
Mang thai và sinh
con ≤ 2 lần
|
58
|
67,4
|
Mang thai
và sinh con > 2 lần
|
28
|
32,6
|
|
Sử dụng thuốc ngừa thai
|
1
|
1,2
|
|
Béo phì
|
Thừa cân (BMI
23-25)
|
26
|
24,8
|
Béo độ I (BMI
25-29,9)
|
23
|
21,9
|
|
Béo độ II (BMI >
30)
|
7
|
6,7
|
|
Tiền sử
|
Tiền sử phẫu thuật
|
0
|
0
|
Tiền sử chẩn
đoán và điều trị STMMT
|
44
|
41,9
|
|
Tiền sử gia
đình (yếu tố di
truyền)
|
0
|
0
|
|
Bệnh mạn tính
|
THA
|
59
|
56,2
|
Bệnh khác
|
16
|
15,2
|
Bảng 4. Phân bố bệnh theo triệu chứng cơ năng
Triệu chứng
cơ năng
|
Số BN
|
%
|
Số chi
|
%
|
Nặng mỏi chân (cảm giác nặng trong bắp chân)
|
103
|
98,1
|
180
|
98,4
|
Bị sưng chân, căng bắp chân về chiều
|
49
|
47,12
|
83
|
45,9
|
Bị sưng chân, căng bắp chân khi đứng lâu, đi nhiều
|
92
|
87,6
|
166
|
90,7
|
Đau nhức chân
|
88
|
83,8
|
156
|
85,3
|
Đau dọc đường đi tĩnh mạch
|
15
|
14,3
|
29
|
15,9
|
Cảm giác nóng rát ở bắp chân
|
4
|
3,8
|
6
|
3,3
|
Tê, dị cảm chân
|
99
|
94,3
|
175
|
95,6
|
Ngứa chân
|
2
|
1,9
|
3
|
1,6
|
Đứng không yên
|
8
|
7,6
|
12
|
6,6
|
Vọp bẻ về đêm
|
90
|
85,7
|
159
|
86,9
|
Bảng 5. Phân bố bệnh theo chi bệnh lý
Phân bố
|
Bên phải
|
Bên trái
|
1 chi
|
2 chi
|
n
|
93
|
90
|
27
|
78
|
%
|
50,8
|
49,2
|
25,7
|
74,3
|
Tổng
|
183 chi
|
105 bệnh
nhân
|
||
p>0,05
|
p<0,05
|
Bảng 6. Phân bố bệnh theo triệu chứng thực thể
Triệu chứng thực thể
|
Số lượng chi (n=183)
|
Tỷ lệ (%)
|
Phù mắt cá chân
|
85
|
46,5
|
Thay đổi màu sắc da chân
|
28
|
15,3
|
Loét da đang tiến
triển hoặc đã lành
|
0
|
0
|
Giãn tĩnh mạch khu trú 1 vùng
|
151
|
82,5
|
Giãn tĩnh mạch toàn bộ chi dưới
|
147
|
80,3
|
Bảng 7. Phân bố các giai đoạn lâm sàng theo phân độ CEAP
CEAP
|
Số chi
|
%
|
C0
|
19
|
10,4
|
C1
|
2
|
1,1
|
C2
|
71
|
38,8
|
C3
|
66
|
36,1
|
C4
|
25
|
13,7
|
C5
|
0
|
0
|
C6
|
0
|
0
|
Tổng
|
183
|
100
|
Bảng 8. Phân bố bệnh theo bảng phân loại Widmer
Phân loại Widmer
|
N1
|
N2
|
Số lượng
|
Tỷ lệ %
|
W1 (Phù kín đáo mắt
cá)
|
10
|
76
|
86
|
81,9
|
W2 (Phù + nhiễm sắc tố da)
|
9
|
10
|
19
|
18,1
|
Tổng
|
19
|
86
|
105
|
100
|
p<0,01
|
3.2. Các kết quả khám nghiệm pháp
Biểu đồ 2. Các nghiệm pháp khám lâm sàng
3.3. Kết quả
về các mối liên quan giữa lâm sàng
và các yếu tố nguy cơ
Bảng 9. Số lần mang thai, sinh con và triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng
|
Số lần mang thai, sinh con
N=86
|
Số chi
|
p
|
||
≤ 1 lần
|
≥ 2 lần
|
||||
Nặng mỏi chân
|
Có
|
72
|
93
|
165
|
p<0,05
|
Không
|
5
|
13
|
18
|
||
Tê, dị cảm
|
Có
|
74
|
101
|
175
|
p>0,05
|
Không
|
6
|
2
|
8
|
||
Vọp bẻ về đêm
|
Có
|
64
|
95
|
159
|
p<0,05
|
Không
|
16
|
8
|
24
|
||
Phù mắt cá chân
|
Có
|
44
|
41
|
85
|
p<0,05
|
Không
|
36
|
62
|
98
|
||
Đổi màu da chân
|
Có
|
18
|
10
|
28
|
p<0,05
|
Không
|
62
|
93
|
155
|
||
Giãn tĩnh mạch khu trú
|
Có
|
71
|
80
|
151
|
p>0,05
|
Không
|
9
|
23
|
32
|
Bảng 10. Mối liên quan giữa giới và triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng
|
Nam
|
Nữ
|
Số chi
|
p
|
|
Nặng mỏi chân
|
Có
|
81
|
84
|
165
|
p<0,01
|
Không
|
15
|
3
|
18
|
||
Tê, dị cảm
|
Có
|
30
|
145
|
175
|
p=0,6
|
Không
|
2
|
6
|
8
|
||
Vọp bẻ về đêm
|
Có
|
26
|
133
|
159
|
p<0,01
|
Không
|
6
|
18
|
24
|
||
Phù mắt cá chân
|
Có
|
24
|
61
|
85
|
p<0,01
|
Không
|
8
|
90
|
98
|
||
Đổi màu da chân
|
Có
|
13
|
15
|
28
|
p<0,01
|
Không
|
19
|
136
|
155
|
||
Giãn tĩnh mạch lan tỏa
|
Có
|
30
|
117
|
147
|
p<0,05
|
Không
|
2
|
34
|
36
|
Bảng 11. Mối liên quan giữa tuổi và triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng
|
≤ 40
|
41-60
|
>61
|
n
|
p
|
|||
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
|||
Sưng nặng chân
|
11
|
6,1
|
88
|
48,9
|
81
|
45,0
|
180
|
< 0,01
|
Tê, dị cảm
|
11
|
6,3
|
86
|
49,1
|
78
|
44,6
|
175
|
< 0,01
|
Phù mắt cá chân
|
2
|
2,4
|
41
|
48,2
|
42
|
49,4
|
85
|
< 0,01
|
Vọp bẻ về đêm
|
6
|
3,8
|
79
|
49,7
|
74
|
46,5
|
159
|
< 0,01
|
Đổi màu da chân
|
0
|
0,0
|
7
|
25,0
|
21
|
75,0
|
28
|
p>0,05
|
Giãn tĩnh mạch khu trú
|
7
|
4,6
|
75
|
49,7
|
69
|
45,7
|
151
|
< 0,01
|
Giãn tĩnh mạch toàn bộ
|
7
|
4,8
|
71
|
48,3
|
69
|
46,9
|
147
|
< 0,01
|
Bảng 12. Liên quan giữa nghề nghiệp và triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng
lâm sàng
|
Nhóm nghề nghiệp
ít vận động, đứng nhiều
|
Nhóm nghề
nghiệp khác
|
Tổng
|
p
|
||
n
|
%
|
n
|
%
|
|||
Sưng nặng chân
|
88
|
85,4
|
15
|
14,6
|
103
|
< 0,01
|
Tê, dị cảm
|
95
|
87,2
|
14
|
12,8
|
109
|
< 0,01
|
Phù mắt cá chân
|
45
|
90,0
|
5
|
10,0
|
50
|
< 0,01
|
Vọp bẻ về đêm
|
77
|
85,6
|
13
|
14,4
|
90
|
< 0,01
|
Đổi màu da chân
|
13
|
86,7
|
2
|
13,3
|
15
|
< 0,01
|
Giãn TM khu trú
|
73
|
86,9
|
11
|
13,1
|
84
|
< 0,01
|
Bảng 13. Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và phân loại CEAP
n=105 BN
|
C0
|
C123
|
C456
|
n
|
||
Tuổi
|
≤ 40
|
1
|
4
|
1
|
6
|
p<0,05
|
41-60
|
6
|
43
|
2
|
51
|
||
> 61
|
5
|
27
|
16
|
48
|
||
Giới
|
Nam
|
5
|
10
|
4
|
19
|
p<0,01
|
Nữ
|
12
|
65
|
9
|
86
|
||
Béo phì
|
Có
|
4
|
45
|
7
|
56
|
p<0,05
|
Không
|
8
|
30
|
11
|
49
|
||
Khác
|
4
|
9
|
2
|
15
|
||
Nghề nghiệp
|
Ít vận động đứng nhiều
|
8
|
66
|
16
|
90
|
p<0,05
|
Nghề nghiệp
khác
|
4
|
9
|
2
|
15
|
||
THA
|
Có
|
7
|
70
|
21
|
98
|
p>0,05
|
Không
|
4
|
19
|
3
|
26
|
Bảng 14. Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và phân loại Widmer
W1
|
W2
|
n
|
|||
Giới
|
Nam
|
10
|
9
|
19
|
p<0,01
|
Nữ
|
76
|
10
|
86
|
||
Béo phì
|
Có
|
49
|
7
|
56
|
p<0,05
|
Không
|
37
|
12
|
49
|
||
Nghề nghiệp
|
Ít vận động đứng
nhiều
|
74
|
16
|
90
|
p<0,01
|
Khác
|
12
|
3
|
15
|
4.1. Đặc Điểm
chung
4.1.1.
Tuổi và giới
Trong số 105 bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
có tỷ
lệ
mắc nữ/ nam là 4/1, trong đó nữ chiếm
đến
82% Biểu đồ số 1. Sự khác biệt về giới trong mẫu nghiên
cứu của chúng tôi là có ý nghĩa thống kê với với p < 0,01. Theo kết quả nghiên cứu, tuổi trung bình của bệnh nhân là 60,57 ± 13,18 với phạm vi tuổi của nhóm nghiên cứu là 33-91. Nhóm bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất có độ tuổi 41-60 với
48,6%; nhóm bệnh nhân già 60-80 tuổi cũng
chiếm tỷ lệ cao đến 38,5%, p < 0,01.
Kết quả này
phù hợp với đa
số các kết quả
nghiên cứu trong nước và trên thế giới
với tỷ
lệ
mắc bệnh của nữ
> 70% và tuổi trung bình nằm trong khoảng 40-60 tuổi [2], [8], [15]...
4.1.2.
Nghề nghiệp và các yếu tố liên quan
khác
Theo kết quả nghiên cứu trên bảng
số 2, nhóm bệnh nhân ít vận động gặp nhiều hơn nhóm bệnh
nhân phải đứng nhiều khi làm việc với tỷ lệ lần lượt là 55,2% và 30,2%; trong đó các bệnh nhân làm công tác văn phòng chiếm tỷ lệ cao nhất với 42%. Kết quả này khẳng định lại vai trò của
sinh lý co cơ trong việc hỗ trợ dòng hồi lưu tĩnh mạch; đồng thời cảnh báo cho các nhóm nghề nghiệp ít hoạt động thể
lực
như văn phòng, bác sỹ,
kỹ sư,... có nguy cơ mắc bệnh STMMT
cao hơn các nhóm nghề khác. Xét riêng việc phải đứng nhiều giờ trong ngày như giáo viên,công
nhân đứng máy nhóm bệnh nhân này có thời gian đứng > 8 giờ/ngày chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm đứng khỏang 6-8 giờ/ ngày với tỷ
lệ
lần lượt là 69,5%, và 30,5%, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p <0,05. Điều này đã được giải thích trong
cơ chế bệnh sinh của STMMT, dòng hồi
lưu
tĩnh mạch chịu ảnh hưởng của trọng lực và đồng thời có ý nghĩa trong việc dự phòng hay
giải pháp đối phó với cảm giác
nặng chân bằng cách kê cao chân lúc nghỉ ngơi.
Tại bảng số 3 trong
nhóm bệnh nhân nữ, tỷ lệ phụ nữ có số lần mang thai và sinh con nhiều hơn hai có nguy cơ mắc bệnh với tỷ lệ 32,6% trên tổng 86 bệnh, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Theo một số
tác giả
thì phụ nữ mang thai hay sinh đẻ nhiều lần hay
sử dụng thuốc ngừa thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn các nhóm khác
[8], [15]. Điều này nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp
với nghiên cứu của những tác giả khác.
Bệnh nhân thừa cân và béo phì độ I với BMI<30 có tỷ lệ mắc chiếm
ưu thế (46,7%) còn
bệnh nhân béo phì độ II với BMI >30 chỉ có 6,7%. Tuy nhiên, kết quả này cũng đã chỉ ra rằng
> 50%
bệnh nhân STMMT trong mẫu nghiên cứu có biểu
hiện
thừa cân và béo phì.
Bệnh nhân có tiền sử đã được chẩn đoán và có
điều trị hoặc không điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới có tỷ
lệ mắc chiếm 41,9% và không có bệnh nhân nào có tiền sử phẫu
thuật hay
yếu
tố
di truyền, sự khác biệt này
có ý nghĩa
thống kê
với
p < 0,05. Kết quả
về
yếu tố di truyền của chúng tôi rất khác biệt với các nghiên cứu khác vì đa số công trình đều cho rằng di truyền là một yếu tố nguy cơ
của bệnh [17], [7], [8], [23]. Theo tác giả Bùi
Minh Thành,
tiền sử
gia đình có người mắc bệnh chiếm tỷ lệ 9/29 (31%) tổng số bệnh nhân STMMT; yếu tố gia đình theo
các tác
giả nước
ngoài như Kanchanabat B. và
Chiesa hay Ahti T.M. và cs [17],
[15] thì
tỷ lệ
này là từ 29 – 47,5%. Sự khác biệt này có thể gây ra cũng có thể là do cỡ mẫu nghiên cứu không đồng nhất và cộng đồng nghiên cứu không giống nhau.
4.2. Lâm
sàng
4.2.1.
Triệu chứng cơ năng
Trong bảng
số 4 về triệu chứng
cơ năng, dấu hiệu nặng mỏi chân là gặp nhiều nhất với
98,1%
bệnh nhân có biểu hiện;
triệu chứng này nặng lên thành sưng,
căng bắp chân khi đứng lâu, đi nhiều chiếm
87,6%; vọp bẻ về đêm 85,7% và đau nhức chân 83,8%. Ngoài ra còn ghi nhận tê, dị cảm chân ở 94,3% bệnh nhân; triệu chứng lâm sàng ít gặp nhất là ngứa 1,9% và cảm giác nóng rát chiếm 3,8%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với báo
cáo của tác giả Bùi Minh Thành [4] với các triệu chứng cơ năng thường
gặp là cảm giác nặng nặng chân (88,9%),
đau chân (66,7%) nhưng không phù hợp là ngứa chân
(75,6%). Kết quả này cao hơn so với
nghiên cứu của Chiesa và cs [9] vì các triệu chứng
cơ năng như nặng chân,
đau chân, sưng chân chỉ có tỷ lệ trong khoảng 42-56%. Tuy nhiên, điểm chung
của các kết quả này là đều có triệu chứng nặng chân
thường gặp nhất.
4.2.2.
Triệu chứng thực thể và phân loại bệnh
Biểu hiện lâm sàng trên bảng số 6 có
183 chân bệnh gặp với tỷ lệ cao nhất là giãn tĩnh mạch khu trú (82,5%)
và giãn TM toàn bộ chi dưới (80,3%); tiếp theo là phù mắt cá trong với
46,5% trường hợp chân bị bệnh. Theo bảng số 7 đánh
giá giai đoạn lâm sàng theo phân độ CEAP thì C2 và C3 chiếm tần suất cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 38,8% và 36,1%; tiếp đến là C4 với tỷ lệ 13,7%.
Có 19 chân bệnh được ghi nhận(10,4%)
mới chỉ có triệu chứng
cơ năng mà
chưa có biểu hiện thực thể và không có bệnh nhân nào có tổn thương ở giai đoạn C5, C6 (loét da).
Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Kết quả này cho thấy các bệnh nhân đang được chẩn đoán ở giai đoạn sớm và giai đoạn trung bình, chưa có
bệnh nhân nào ở mức độ nặng của bệnh. Trong một nghiên cứu quốc tế gồm 1.422
bệnh nhân bị bệnh suy tĩnh
mạch mạn
tính[13], tổng cộng điểm độ nặng
của triệu chứng có tương quan có ý nghĩa thống kê với giai đoạn lâm sàng CEAP. Các triệu chứng lâm sàng của STMMT có liên quan đến sự
giảm
chất lượng cuộc sống, đặc biệt là liên quan đến đau, chức năng sinh lý và sự linh hoạt; ngoài ra còn liên quan đến sự trầm cảm và cô lập xã hội. Một nghiên cứu khác cũng trên phạm vi
rộng với 2.404 bệnh bằng bảng câu hỏi đã phát hiện mối tương quan có ý nghĩa giữa chất lượng
cuộc sống và độ nặng của bệnh STMMT và mối tương quan giữa loại CEAP và chất lượng cuộc
sống [5], [7], [17].
Theo số liệu nghiên cứu của chúng tôi và so sánh với kết quả của các tác giả khác như Bùi Minh Thành và Morbio A.P, chúng ta có thể nhận thấy rằng trong đa số trường
hợp thì tỷ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn
C2 vẫn chiếm ưu thế và bệnh nhân phát hiện muộn
ở giai đoạn C5, C6
chiếm tỷ lệ rất thấp; ngoại trừ nghiên cứu của Morbio có tỷ lệ khá tương đồng cho các giai đoạn
từ C2-C6 [4], [21].
Trên
bảng số
8 phân bố bệnh
dựa
trên bảng phân loại Widmer: Kết quả có
86 bệnh
nhân (81,9%) ở giai đoạn W1 và 16 bệnh nhân (18,1%) ở giai đoạn W2; không có bệnh nhân ở giai đoạn W3. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê
với
p< 0,01. Mặc dù
tiêu
chuẩn phân
loại này
chỉ dựa trên dấu hiệu thực thể và không chi tiết bằng CEAP nhưng vẫn cho kết quả khá tương đương với
đa
số bệnh ở giai đoạn nhẹ và vừa.
4.2.3. Các
nghiệm pháp khám đánh giá van tĩnh mạch
Việc thực hiện các nghiệm pháp khám lâm sàng để đánh giá van tĩnh mạch thuộc các hệ
nông, sâu, xuyên đều đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu cũng
như phải có kỹ năng và kinh nghiệm
lâm sàng trong khám tĩnh mạch. Yêu cầu này góp phần làm cho các nghiệm pháp ít được quan
tâm chỉ định mặc dù có một số nghiệm pháp rất dễ thực hiện. Trong thực hành lâm sàng hiện nay, đa số các bác sỹ điều trị chỉ hỏi các triệu chứng
cơ năng, khám thực thể bằng nhìn, sờ
và sau đó là gửi bệnh nhân đi siêu âm mạch máu để rút ngắn thời gian chẩn đoán. Tuy vậy, vai trò và
hiệu
quả chẩn đoán của các nghiệm pháp đã, đang và vẫn sẽ được khẳng định nhờ những ưu
điểm của nó trong chẩn đoán. Cụ thể, theo kết quả khám lâm sàng của chúng tôi bảng
số 7 có 19 bệnh nhân mới chỉ có biểu hiện triệu chứng cơ năng
mà chưa có dấu thực thể (C0 theo CEAP). Với các bệnh nhân này việc chẩn đoán chỉ có thể dựa vào các nghiệm
pháp và vai trò chẩn đoán xác
định của siêu âm Doppler
trong khẳng định sự hiện diện của dòng chảy ngược. Các bệnh nhân này khi khám
bằng các nghiệm pháp thì có hơn 98% chân bệnh có tối thiểu 1 nghiệm pháp
dương tính theo biểu đồ số 2. Điều này giúp chứng minh vai trò và ứng dụng của các nghiệm
pháp khám lâm sàng đánh giá van tĩnh mạch trong việc chẩn đoán sớm bệnh STMMT khi chưa
có biểu hiện thực thể. Tuy nhiên, các nghiệm pháp giúp chẩn đoán sớm nhưng cũng chỉ dừng lại
ở chẩn đoán định tính, chưa có thông số đánh giá vận tốc tối đa và thời gian
kéo dài của dòng chảy ngược, có nghĩa là vẫn chưa đánh giá được mức độ nặng của bệnh [1], [2], [4].
4.3. Mối liên
quan giữa lâm sàng và các yếu tố nguy cơ
4.3.1. Tiền sử thai nghén
Bảng tìm
hiểu về mối liên quan giữa các yếu
tố nguy cơ và các biểu hiện lâm
sàng theo bảng số 9 cho thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số lần mang thai, sinh con với một
số các biểu hiện lâm
sàng như vọp bẻ về đêm, phù mắt cá chân đổi màu sắc da chân và nặng mỏi chân với (p< 0,05). Cũng nghiên cứu về vấn đề này, kết quả nghiên cứu còn cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa số lần mang thai, sinh con với các triệu chứng tê dị cảm
hay giãn tĩnh mạch khu trú với (p>0,05). Kết quả này hầu như phù hợp với một số nghiên cứu của những tác giả khác vì trong
đa số trường hợp, triệu chứng lâm sàng của STMMT có liên
quan
rõ ràng với tiền sử thai nghén của phụ nữ [8], [15], [22], [27], [28]… Trong thời kỳ mang thai, dưới tác dụng của nội tiết tố và sự
chèn
ép, hai nguy cơ
về
bệnh lý mạch máu nặng thường gặp
nhất là thuyên tắc động mạch
phổi và
suy giãn tĩnh mạch, có
thể có
kèm
theo huyết khối lòng mạch. Tuy nhiên cũng có một phần khác biệt nhỏ là triệu chứng cảm giác tê,dị cảm và giãn TM lan
tỏa
2 chi dưới lại có kết quả không phù hợp với những nghiên cứu của những tác giả khác.
4.3.1.1.
Giới
Đã từ lâu và cũng đã có rất
nhiều tác giả chứng minh được mối liên quan của giới và các
biểu
hiện bệnh lý trong STMMT;
trong đó đặc biệt nhấn mạnh tần suất mắc bệnh của nữ giới
tăng
gấp nhiều lần so với bệnh nhân nam [1], [2],[7], [14], [18], [26], [28],… Theo kết quả
nghiên cứu của chúng tôi, hiện
diện mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới và các biểu hiện
lâm sàng như phù mắt cá chân, nặng mỏi chân,thay
đổi màu sắc da chân với p< 0,01 giới có liên
quan với giãn tĩnh mạch lan tỏa vùng đùi, bắp chân với p< 0,05 thể hiện trong bảng số 10.
Bảng kết quả 14 cho
thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới và
mức độ nặng của bệnh theo phân loại Widmer với p<0,01 đồng thời còn cho thấy giới có liên quan có ý nghĩa thống kê với độ nặng của STMMT trên lâm sàng theo bảng phân độ CEAP với p<
0,01 ở bảng số 13.
4.3.1.2.
Tuổi
Bảng kết quả 11 cho thấy yếu tố tuổi có liên quan có ý nghĩa thống kê với dấu vọp bẻ về đêm, sưng nặng chân, tê dị cảm,
phù mắt cá chân, đồng thời liên quan với dấu hiệu đổi màu da chân, giãn tĩnh mạch khu trú vùng khoeo
hay giãn
TM lan
tỏa vùng đùi, bắp chân với p<0,01.Theo nghiên cứu của Chiesa và cộng sự [9] có mối liên quan tuyến tính giữa các triệu chứng phù, giãn tĩnh mạch, loạn dưỡng da và tuổi, tác giả cho thấy tần suất loét chi gia tăng từ 0,1% trước 50 tuổi lên 0,6% tuổi > 50. Theo Musil và cộng sự [29] có mối liên quan thuận chiều giữa tuổi và độ nặng của bệnh theo CEAP với r= 0,379, p < 0,01. Theo nghiên cứu của Welch và cộng sự [24] khi so sánh độ tuổi trung bình
ở 3 nhóm, nhóm 1 bao gồm C1-3, nhóm 2 C4, nhóm 3 C5-6, độ tuổi trung bình của nhóm 1 là 47,5; độ
tuổi trung bình nhóm 2 là 46, độ tuổi trung bình nhóm 3 là 50,3. Nhiều tài liệu cho thấy tuổi là một yếu tố nguy cơ của bệnh, có mối liên quan giữa tuổi
với các triệu chứng, giai đoạn tiến triển của bệnh và cần có sự chăm sóc và điều trị sớm [2], [8], [30], [15]. Nghiên cứu của chúng tôi
không có trường hợp nào có loét chân trong khi phần
lớn các tác giả khác cho thấy có sự
gia tăng tần số loét chân ở
những bệnh nhân lớn tuổi. Cũng có thể do đặc điểm bệnh nhân trong lô
nghiên cứu là bệnh nhân của bệnh viện Nguyễn Trãi hầu như là cán bộ
công chức của thành phố sự hiểu biết và ý thức về
sức khỏe của họ cao những bệnh nhân lớn tuổi vẫn có chế độ lao động, tập thể dục thường xuyên nên không có triệu chứng loét hoặc sự gia tăng độ nặng của bệnh ở
người lớn tuổi.
Bảng số 13 khẳng định sự tồn tại của mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố tuổi và
độ nặng
của STMMT trên lâm sàng theo phân độ
CEAP với p< 0,05.
Theo y văn, tuổi được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh STMMT vì ngoài
sự diễn tiến
của tổn thương van do quá trình lão hóa, tuổi được xem như là yếu tố liên quan đến sự hình thành
và tiến triển của bệnh. Tuổi càng cao thì nguy cơ các biểu hiện lâm sàng càng nặng, tương đương C4-C6 và
đồng thời xuất hiện
càng nhiều đoạn tĩnh mạch bị tổn thương.
4.3.1.3. Béo phì
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh
và sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ này với các biểu hiện lâm sàng theo CEAP có ý nghĩa
thống kê với p< 0,05 nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của
tác giả khác [3], [7], [10].
Theo Musil và cộng sự [29], BMI có liên quan đến các giai đoạn của bệnh theo CEAP với r
= 0,229, p < 0,01, theo Carpentier và cộng sự [7], tình trạng thừa cân ở phụ nữ (BMI > 23) làm tăng
nguy cơ mắc bệnh ở giai đoạn nặng
với OR = 1.03 (0,42-2,5).
Trong kết quả liên quan giữa phân loại độ nặng STMMT theo Widmer và béo phì ở bảng
số14 thì cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác [7], [10], [12].
4.3.1.4. Nghề
nghiệp
Bảng kết quả 12 cho thấy yếu tố nghề nghiệp có liên quan có ý nghĩa thống kê với cảm giác
nặng mỏi chân, sưng nặng chân tê, dị cảm, phù mắt cá chân,vọp bẻ về
đêm,
thay đổi màu da chân, giãn TM khu trú trong số tất cả các
biểu hiện lâm sàng
của STMMT với (p<0,01).
Theo
bảng phân loại độ nặng STMMTCD của Widmer thì nghề nghiệp cũng có sự liên
quan có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Yếu tố nguy cơ đứng nhiều hay ít vận động đều có liên quan
có ý nghĩa thống kê
với mức độ nặng trên CEAP của STMMT theo
kết quả nghiên cứu của chúng tôi với (p<0,01).
Kết quả này thực sự
phù hợp với rất nhiều
nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước; đặc
biệt nhấn mạnh các nghề phải đứng rất nhiều giờ trong ngày như giáo viên hay một số nghề
ít
vận động như cán bộ văn phòng, bác sỹ, kỹ sư… Trong đa số tài liệu, khi bàn về yếu tố nguy
cơ đều nói về tư thế phải đứng lâu hay phải ngồi nhiều trong ngày [7], [11], [18]...
5. KẾT LUẬN
Bệnh được phát hiện chủ yếu ở gian đoạn C2, C3 theo phân độ CEAP. Nghiệm pháp
Trendelenburg
và Perthes dương tính trong đa số trường hợp. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh suy tĩnh
mạch
mãn tính chi dưới là: Nữ, tuổi mắc bệnh trung niên và cao tuổi, nghề ít vận động,
thai nghén. Nặng mỏi chân, tê dị cảm, sưng căng bắp chân tăng lên khi đứng lâu, vọp bẻ về đêm
và đau nhức chân là những triệu chứng
gặp nhiều nhất. Giãn tĩnh mạch là những biểu hiện lâm
sàng chính khi thăm khám.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn ngoại
Học viện quân y (2008), “Bệnh tĩnh mạch chi dưới”, Bệnh
học ngoại khoa, NXB Quân đội nhân dân, tr.796-811.
2. Phạm
Khuê, Phạm Thắng (2000),
Suy tĩnh mạch chi dưới ở người cao
tuổi, NXB Y học, tr.47 – 107.
3. Phan Thị Bích Ngọc (2010), Nghiên cứu thực trạng thừa cân-béo phì và đánh giá biện pháp can
thiệp cộng đồng ở học sinh tiểu học Thành phố Huế, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y dược Huế, tr. 64-65.
4. Bùi Minh Thành (2001), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Stripping
trong điều trị ngoại khoa bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y dược Huế.
5. Bergan J. (2006), Venous valve incompetence: The first culprit in the pathophysiology of primary chronic venous insufficiency, N Engl J Med, 355, pp. 488-98.
6. Capasso
P., Georges J., Albert A.R. (1999), Phlebology the Guide, 4th Masson, pp.77 – 84.
7. Carpentier P.H. (2004), Prevalence, risk
factors, and clinical patterns of
chronic venous disorders of lower limbs:
A population-based study in France, J Vasc Surg, 40(4), pp. 650-659.
8. Cesarone M.R., Belcaro G., Nicolaides A.N., Geroulakos G., Griffin M., et al (2002), “Real” Epidemiology of varicose veins and chronic venous diseases: The San Valentino Vascular Screening Project, Angiology, 53(2),
pp.119 – 130.
9. Chiesa
R., Marone E.M., Volonté M. Limoni C; Petrini O. (2007), Chronic venous
disorders: Correlation between visible
signs, symptoms, and presence of functional disease, J Vasc Surg, 46(2), pp.
322-330.
10. Cooper D.G.,
Hillman-Cooper C.S., Barker S.G.E. (2003), Primary varicose veins: The
saphenous-femoral junction,
distribution of
varicosities and patterns of incompetence,
Eur J Vasc Endovasc Surg, 25(1), pp.53-59.
11. Delis K.T. (2005), Leg perforator
vein incompetence: Functional anatomy, Radiology,
235(1), pp.
327-334.
12. Eklof B.,
Rutherford R.B., Bergan J.J., Carpentier P.H., Gloviczki P.,
Meissner M.H., Moneta G.L, Myers K., Padberg F.T. (2004), Revision of the CEAP classification for chronic venous disorders: Consensus statement, J Vasc Surg, 40(6), pp. 1248-1252.
13. Evans C.J., Allan P.L., Lee A.J.,
Bradbury A.W., Ruckley C.V., Fowkes
F.G. (1998), Prevalance of venous reflux in the general population on duplex scanning: the Edinburgh vein
study, J Vasc Surg, 28(5), pp.767 – 776.
14. Evans C.J., Fowkes F.G., Ruckley
C.V., Lee A.J. (1999), Prevalance of varicose veins and chronic venous
insufficiency in men and women
in the general population: the
Edinburgh vein study, J Epidemiol Community Health, 53(3), pp.149 – 153.
15. Kanchanabat B. Wongmahisorn
Y, Stapanavatr W, Kanchanasuttirak P, Manomaiphiboon A. (2010),Clinical presentation
and patterns of venous reflux in
Thai patients with chronic venous insufficiency, Eur J Vasc Endovasc Surg,
40(3), pp. 399-402.
16. Khilnani
N.M.,
Min
R.J.
(2005),
Imaging of venous Insuffiency, Seminar
in
Interventional
Radiology,
22 (3), pp.178-184.
17. Koupidis S.A., Paraskevas K.I., Stathopoulos V., Mikhalidis D.P. (2008), The impact
of lower extremity venous ulcers due
to chronic venous insuffiency on
quality of life, The Open Cardiovascular
Medicine
J, 2, pp.105-109.
18. Labropoulos N.,Kang S.S.,Baker W.H. (2000),
Prevalence of deep venous reflux in
patients with primary superficial
vein incompetence, J Vasc Surg, 32(4), pp. 663-668.
19.
Lin
J., Iafratin
M., O’Donnell J.M.,
Mackey W. (2004), Correlation of duplex ultrasuond
Scaninij- derived valve closure time and chlinical classification in patients with
small Saphenous vein reflux:Is lessser Sapha nous veir Truly lesser?
J vasc Surg, 39(5), pp.1053-1058.
20.
Maffei F.H.A., Magaldi C., Pinho S.Z. (1986), Varicose veins and chronic venous
insufficiency in Brazil:
Prevalence among 1755 inhabitants of a country
town, Int J Epidemol,
15, pp.210-217.
21. Morbio A.P., Sobreira M L; Rollo H A. (2010), Correlation between the intensity of
venous reflux in the saphenofemoral junction and morphological changes
of the great saphenous vein by duplex scanning
in patients with primary varicosis, International Angiology, 29(4), pp.
323-330.
22.
Navarro T.P.
et al
(2002), Clinical
and Hemodynamic Significance
of the
Greater
Saphenous Vein Diameter in Chronic Venous Insuficiency, Arch Surgery, 137(11), pp.1233-1237.
23. Pistorius
M.A.
(2008),
Venous
valve
incompetence:
The
role
of
genetic
factors,
Medicographia, 30(2),
pp. 127-130.
24.
Robert T Eberhardt, MD;Joseph D. Raffetto, MD Chormic venous insuffiency, American heart association, Circulation, 2005;111:2398-2409 (2005).
25. Robertson
L. et al (2008), Epidemiology of chronic venous
diseases, Phlebology,
23(3), pp.
103-111.
26. Valencia I.C., Falabella A.,
kirsner R.S. (2001), Chronic venous insufficiency and venous leg ulceratia, Dermatology,
44(3), pp.21.
27. Vanscheidt W., kresse O.H.,
Hach-wunderle V. et al (1993), Leg ulcer patient: no decreased fibrinolytic
response but white cell trapping
after venous occlusion of the upper limb,
Phlebology, 8, pp.151-154.
28. Yamaki T., Nozaki M, Sakuira H. (2007),
Quantification of venous reflux parameters
using duplex ultrasound and air plethysmography,
Phlebology J, 22(1), pp.20-28.
29. Musil D., Herman J. (2004), Chronic
venous insufficiency- outpatient study of risk factors, Vnitr Lek, 50(1),
pp.14 – 20.
30. Fowkes
F.G.R., Dambrosiso
M., Breinza N.(1996)
Prevalence and risk factors of
Chronic venous
insufficiency, Angiology, 52, pp. 5-15.
31.Neglen P. (1992), A comparison
between descending phlebography and duplex Doppler investigation in the evaluation of reflux in chronic venous insufficency: A face up to to
phlebography as the gold standard, J Vasc Surg, 16(5), pp. 687-693.
No comments:
Post a Comment