A. Đại cương:
- Trẻ đẻ non là trẻ ra đời trước thời hạn bình thường trong tử cung, có tuổi thai < 37 tuần và có khả năng sống được.
- Trẻ có khả năng sống được là trẻ được sinh ra sống từ 22 tuần tuổi hoặc cân nặng ≥ 500g.
- Tỷ lệ đẻ non thay đổi từ nước này sang nước khác và ngay trong một nước thì cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác
B. Đặc điểm hình thể ngoài trẻ sơ sinh thiếu tháng:
1. Cân nặng dưới 2500 gam (theo WHO)
2. Chiều dài dưới 45 cm (theo WHO)
3. Da: trẻ càng đẻ non da càng mỏng, đỏ.
4. Lớp mỡ dưới da: phát triển kém.
5. Mạch máu dưới da: thấy rõ
6. Chất gây: nhiều
7. Lông: có nhiều lông tơ
8. Tóc: ngắn, phía trán và phía đỉnh ngắn hơn phía chẩm
9. Móng: móng chi mềm, ngắn không chùm các ngón.
10. Tai mềm, sụn vành tai chưa phát triển.
11. Sọ:
- Vòng đầu< 32cm.
- Thóp trước rộng.
- Đường liên khớp rộng.
12. Vú: vú và đầu vú chưa phát triển.
13. Sinh dục ngoài:
- Trẻ trai: tinh hoàn chưa xuống hạ nang.
- Trẻ gái: môi lớn chưa phát triển không che kín âm vật và môi nhỏ.
14. Biến động sinh dục (sưng vú, ra huyết): không có.
15. Tỷ lệ các phần cơ thể: đầu to so với tỷ lệ cơ thể
C. Đặc điểm thần kinh của trẻ sơ sinh thiếu tháng:
1. Trẻ khóc yếu, li bì, ít phản ứng.
2. Phản xạ sơ sinh yếu hoặc không.
3. Giảm trương lực cơ, cơ nhẽo, các chi trong tư thế duỗi ( càng non chi càng duỗi thẳng).
4. Tổ chức não nhiều nước, hồi não chưa hình thành, không rõ các đường rãnh, nếp nhăn, vỏ não chưa hoạt động nên trẻ nằm lịm suốt ngày, không cử động, thở nông, khóc yếu, phản xạ sơ sinh yếu hoặc chưa có tùy thuộc mức độ đẻ non.
5. Các mạch máu có tính thấm cao và thiếu các men chuyển hóa nên dễ xuất huyết não.
No comments:
Post a Comment