I.
Đại cương
Định nghĩa: SKSS là trạng thái thoải mái về thể
chất, tinh thần, xã
hội của tất cả những gì liên quan đến
hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản
chứ không chỉ là có bệnh hay khuyết tật của bộ
máy đó.
SKSS gồm 3 mặt : thể
chất, tinh thần và
xã hội
SKSS có 6
nội dung chính
liên quan mật thiết với nhau : tình
dục, KHHGĐ, sức khỏe phụ nữ và làm mẹ
toàn, nhiễm khuẩn
đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình
dục, phá thai và vô
sinh.
II.
Nội dung chăm sóc sức
khỏe sinh sản
1.
Làm mẹ an toàn
2.
Thực hiện tốt kế hoạch
hóa
gia đình
3.
Giảm nạo hút thai và hút thai an toàn
4.
Giáo dục
SKSS cho vị thành niên.
5.
Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục
6.
Phòng chống ung thư vú và ung thư
sinh dục.,
7.
Phòng chống nguyên
nhân vô sinh
8.
Giáo dục tính dục, SKSS cho người cao tuổi,
bình đẳng giới
9.
Thông tin, giáo dục, truyền thông về SKSS
III.
Biện pháp chăm sóc sức
khỏe sinh sản.
1. Làm mẹ
an toàn.
·
Làm mẹ an toàn là những biện pháp để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi (
cũng như trẻ sơ sinh )
với mục
đích làm giảm tỷ lệ tử vong, bệnh tật ngay từ
khi
người phụ nữ mang thai,
trong khi sinh
cũng như suốt thời kì hậu sản. ( 42 ngày sau đẻ).
·
Chìa khoa của làm mẹ
an toàn là KHHGĐ, chăm sóc người mẹ
trước trong và
sau khi sinh.
·
Những biện pháp áp dụng trong thời kì có thai:
ü
Giáo dục phụ nữ kiến thức cơ bản
về thai nghén: tắt kinh, nghén để họ đi khám xem có thai
không.
ü
Chăm sóc
khi
mang thai: khám thai định kì,đăng kí quản lý thai nghén.
ü
Khám thai 3 tháng đầu : xác
định có thai hay không, thai bệnh lý (
GEU, chết lưu,
sảy thai, chứng )
ü
Khám thai 3
tháng giữa: tiêm vaccin phòng uốn
ván, chống thiếu máu bằng uốn viên sắt, phát hiện các bất thường của thai nghén.
ü
Khám thai 3
tháng cuối: sự phát triển của thai,
thai nghén nguy cơ cao (
RTĐ, TSG …..), xác
định nơi sinh ( trạm xá xã, bệnh viện huyện…..)
ü
Thai phụ phải được sinh tại CSYT hoặc có cán
bộ hay bà đỡ vườn đã đc
huấn luyện
chăm sóc.
ü
Theo dõi chặt chẽ cuộc chuyển dạ, xử trí các biến chứng kịp thời.
ü
Sử dụng gói đỡ đẻ sạch: gồm lưỡi dao cạo, băng gạc,
chỉ buộc rốn đã đc khử khuẩn.
ü
Thực hiện đỡ đẻ sạch.
ü Không đẻ chảy máu sau đẻ.
·
Chăm
sóc tốt thời kì hậu sản,
tránh nhiễm khuẩn sau đẻ:
ü
Có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp ký đẻ mẹ
phục hồi sức khỏe, có sữa cho con bú.
ü Chế
độ vệ sinh tốt, chống nhiễm khuẩn.
ü Chế
độ đi lại , lao
động thích hợp sau đẻ.
·
Chăm
sóc tốt cho trẻ sơ sinh
ü Thực hiện vô khuẩn khi chăm sóc
sơ sinh,
đặc biệt chống uốn
ván rốn.
ü Không để trẻ bị lạnh, dễ ngạt lại, dễ
nhiễm khuẩn.
ü Cho trẻ bú sớm ngay sau
đẻ (30-60
phút sau đẻ thường)
ü Khuyến khích nuôi con
bằng sữa mẹ
ü Cho bú kéo
dài tới 2 năm.
ü Giãn khoảng cách sinh từ 3-5 năm.
·
Phòng chống và xử trí tốt 5 tai biến sản
khoa
ü
Nhiễm khuẩn : tai biến hàng đầu, chiếm 70% và đúng thứ 2 về nguyên nhân tử vong
mẹ
ü
Chảy máu : đứng hàng thứ 2 nhưng
xếp hàng đầu gây tử vong mẹ.
ü Vỡ tử cung
ü Sản giật: cơn
co giật có thể xảy ra trong khi có thai, trong và
sau đẻ.
ü Uốn ván rốn sơ sinh.
·
Cách dự
phòng:
ü Khám lại, đk quản
lý thai nghén
chặt chẽ.
ü Phát hiện thai nghén nguy cơ cao
ü Tiêm phòng uốn ván rốn đầy đủ.
ü Thực hiện
đỡ
đẻ sạch.
ü Thực hiện 3 sạch khi làm rốn : rửa tay sạch, bông tăm sạch, dụng cụ
sạch.
·
Thông
tin giáo dục truyền thông:
ü
Ngăn
ngừa thai nghén ngoài ý muốn: là biện pháp
hàng đầu để người mẹ
an toàn, khi không có
thai sẽ không có nguy cơ bị đe
dọa do thai.
ü
Mỗi gia đình chỉ nên có tử 1 đến 2 con, dù
trai hay gái. Không sinh thêm con sẽ không gặp nguy cơ do thai sản.
ü
Tuổi sinh con
hợp lý: tử
22-35 tuổi, hạn chế
những biến chứng khi sinh
con quá sớm hoặc khi quá nhiều tuổi. Khoảng cách
sinh ít nhất 2 năm. Nếu khoảng cách sinh
giữa các lần sinh là 2 năm thì có thể giảm tử
vong mẹ xuống 20%
ü
Nâng cao kiến thức, kĩ năng thục
hành của nữ hộ sinh bằng cập
nhật và đào tạo lại. Các
bà đỡ vườn đào
tạo lại, huấn luyện cẩn thận
là điều cốt yếu trong làm mẹ
an toàn.
2.
Thực hiện tốt kế
hoạch hóa gia đình
ü Sử dụng tốt, rộng rãi,
đa dạng các
biện pháp tránh thai
ü Mỗi gia đình chỉ có
từ 1 đến
2 con dù trai hay gái.
ü Khoảng cách giữa các lần sinh
nên từ 3 – 5 năm.
ü Tuổi đẻ lần đầu là 23,
lần cuối là 35.
ü Không nên sinh con đầu
lòng
trước 20, con
cuối cùng sau
35.
ü Vai trò và
trách nhiệm của
nam giới trong KHHGĐ.
ü
Lợi ích từ việc thực hiện tốt KHHGĐ: giảm tăng dân số, giúp
bảo vệ
sức khỏe bà mẹ
trẻ em, nâng
cao chất lượng cuộc sống.
3.
Giảm nạo hút thai và nạo hút thai an toàn.
·
Nạo hút thai an toàn
là thực hiện đình chỉ thai nghén tốt để đảm bảo sức khỏe cho
người phụ nữ.
·
Áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn
để không có thai ngoài ý muốn.
·
Chỉ nạo hút thai khi chắc chắn có thai bằng xét nghiệm thai sớm hoặc siêu âm
·
Chỉ nạo hút thai tại CSYT được phép và
do những cán bộ
đã đc đào tạo chuyên môn.
·
Làm tốt công tác tư vấn trước và
sau hút thai.
·
Không nạo hút thai ở các cơ sở
không đc phép, không đảm bảo
vô khuẩn và không đủ
phương tiện.
·
Thực hiện tốt dặn
dò của thầy thuốc sau nạo hút thai về thuốc, vệ
sinh, sinh hoạt tình dục….
·
Thực hiện tốt các biện
pháp tránh thai an toàn
để không phải nạo hút thai.
·
Thực hiện giảm đau, chống sốc
trước khi nạo hút thai.
·
Tăng cường trang thiết bị cho YTCS
·
Thường xuyên
tập huấn, đào
tạo lại cho nhân
viên.
·
Nhớ rằng dù
có tránh đc việc nào hút thai không an
toàn nhưng tai biến của nó vẫn chiếm 13% tổng số tử vong mẹ
trên thế giới.
·
Các dịch vụ
KHHGĐ thuận lợi sẽ
giảm được nạo hút thai và tử vong do
nạo hút thai
·
Có thể ngăn cản tử vong mẹ
do nạo hút thai không an
toàn nếu phát hiện và xử trí kịp thời các
tai
biến.
·
Xử trí cấp cứu những biến chứng của
sảy thai không hoàn toàn. Tư vấn và sẵn
sàng cung ứng các dịch vụ KHHGĐ ngay sau nạo hút thai để giúp khách hàng chọn lựa và giúp
áp dụng ngay.
4.
Giáo dục SKSS cho
vị thành
niên.
·
Giáo dục vệ
sinh kinh nguyệt
·
Giáo dục sinh lý
thụ thai,
những điều kiện và
dấu hiệu có
thai, các biện pháp tránh thai
·
Giáo dục vệ
sinh cho em gái.
·
Giáo dục về
tình bạn, tình yêu
lành mạnh.
·
Những nguy cơ do thai nghén
sớm
·
Giáo dục sinh hoạt tình dục đối với việc làm tăng dân số, bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh
sản, kể cả nhiễm HIV
·
Lợi ích của việc dùng bao
cao su
5.
Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.
·
Vệ sinh thân
thể hằng này khi còn là bé
gái
cho đến những người cao tuổi, vệ sinh
kinh nguyệt, thai nghén,
VS sinh hoạt tình dục, VS sau đẻ, sảy, nạo hút thai.
6.
Phòng chống các bệnh lây qua
đường tình dục
·
Cung cấp
kiến thức chung đặc biệt là các bệnh lây qua đường tình dục bao gồm cả
HIV/AIDS
·
Không nghiện chích ma túy
·
Không dùng chung các
dụng cụ bị nhiễm dịch cơ thê người khác.
·
Sống chung thủy 1 ợ 1 chồng
·
Sử dụng rộng rãi bao cao su.
7.
Phòng chống ung thư vú và
ung thư sinh dục
·
Tự khám vú
·
Nếu đau vú hoặc sờ thấy khối u thì phải đi khám ngay
·
Ít nhất 6 tháng nên đi khám phụ
khoa 1 lần.
·
Xét nghiệm dịch âm đạo, CTC để phát hiện ung thư CTC
·
Hạn chế nhiễm khuẩn
đường sinh sản.
·
Phải điều trị sớm và tích cực các viêm nhiễm đường sinh sản
·
Ung thư
tuyến tiền liệt : nếu có rối loạn tiểu tiện thì phải đikhám bệnh
để phát hiện.
8.
Phòng chống các nguyên nhân
gây vô sinh.
·
Tránh các nguyên
nhân dẫn đến vô sinh nam : không
mặc quần lót quá chật, không để mắc biến
chứng quai bị
·
Không để nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục
·
Không để mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
·
Phòng và
điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn
đường sinh sản
và các
bệnh LQĐTD
·
Điều
trị sớm những trường hợp
rong kinh rong huyết nhất là các
em gái tuổi vị thành niên.
9.
Giáo dục về
tình dục, sức khỏe người cao tuổi và
bình
đẳng giới.
ü Giáo dục về tình dục an toàn
và lành mạnh
ü
Vai trò
và trách nhiệm của nam giới trong CSSKSS, đặc biệt chăm sóc con cái và
thương lượng trong KHHGĐ
ü
Quan
tâm, săn sóc sức khỏe cho người cao tuổi cả nam lẫn
nữ vì : tuổi thọ hiện nay cao, số người cao tuổi đông, họ còn sống trong 1 thời gian dài sau khi nghỉ hưu. Vấn đề loãng xương , u phì đại lành tính tuyến tiền liệt ở nam giới cần đc quan tâm.
ü
Binhf
đẳng giới trong gia
đình và trong xã hội,
đặc biệt trong việc lựa chọn các biện pháp KHHGĐ và
sinh đẻ
10. Thông tin, giáo dục truyền thông về SKSS
§
Đẩy mạnh công
tác thông tin,
giáo dục truyền thông về SKSS của các cấp, các ngành, các đoàn thể,
đặc biệt đưa giáo dục SKSS vào nhà trường.
§
Đa
dạng hóa các phương thức thông tin, giáo
dục truyền thông
về SKSS
§ Phát huy vai trò của tuyên
truyền viên về
SKSS tại cộng đồng.
§ Vai trò, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo
§ Ưu tiên và tăng cường công tác này cho các
vùng sâu vùng xa.
No comments:
Post a Comment