BIẾN THIÊN HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT BẰNG MÁY HOLTER HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2013
Ngô Văn Hùng1
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong thời gian gần đây việc áp dụng kỹ thuật đo huyết áp lưu động 24 giờ đã đóng góp
một vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng, bằng kỹ thuật này có thể chẩn đoán tăng huyết áp áo choàng trắng và phân biệt được hai trạng thái có trũng và không có trũng của tăng huyết áp… Vấn đề lớn được đặt ra ở đây là tình trạng không
trũng của tăng huyết áp có liên quan với nguy cơ cao biến
cố
tim mạch hơn là tình trạng có trũng. Kỹ thuật đo huyết áp lưu
động
24 giờ chứng tỏ ưu
thế vì đáp ứng được xác định các thể tăng huyết áp, xác định được khỏang trũng huyết áp; những yếu tố này đều
ảnh
hưởng đến tiên lượng, tổn thương cơ quan đích và còn là yếu tố tiên đoán độc lập nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch 3, 4. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Biến thiên huyết áp trên bệnh nhân
có tăng huyết áp bằng đo huyết áp lưu động 24h tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2013”.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có trũng và không trũng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả
cắt ngang.
Tiêu chuẩn chọn bênh nhân
có THA theo tiêu chuẩn của Hội tim mạch học Việt Nam đến khám và điều trị tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2013 ngưng thuốc hạ HA tối thiểu 24h. Đánh giá HA được xem là bình thường thật sự khi trị số đo trung bình tại phòng khám dưới 140/90mmHg và trị số HA trung bình ban ngày theo ABPM
là dưới 135/85mmHg. Tăng HA
thật sự được xác định khi
HA trung
bình tại phòng khám
≥ 140/90mmHg và trị số HA trung bình ban ngày theo ABPM là ≥ 135/85mmHg.
Tình trạng có trũng (Dipper)
khi trị số HA trung bình ban đêm giảm ≥ 10% so với trị số trung bình ban
ngày. Nếu < 10% trung bình ban ngày thì HA không trũng (Non-dipper) 1, 2, 3.
Kết
quả:
- Tỉ lệ theo phân độ tăng huyết áp: 13,6% THA độ I, 45,5% THA độ II và 18% là THA độ III.
- Phần lớn ở bênh nhân THA có tổn thương tim (43,2%),
tiếp đến là Não (15,9%) và Thận
(13,6%).
- Đo HA 24 giờ: HATT có trũng là 137,4±23,3 và không có trũng là 155,7±25,1. HATTr có trũng là 81,6±16,4 và không có trũng
là 93,5±20,0.
- Có sự khác biệt giữa THA có trũng và không có trũng của tăng HATT về ban đêm
(p<0,05).
- Có sự khác biệt giữa THA có trũng và không có trũng của tăng HATT, HATTr 24 giờ
(p<0,05).
- Tỉ lệ THA có trũng chiếm 59,1% và không trũng chiếm
40,9%.

1 Khoa Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk
1 Department of Cardiology, Dak Lak Hospital
ABSTRACT
BLOOD PRESSURE VARIABILITY IN PATIENTS WITH PRIMARY HYPERTENSION BY 24 HOURS AMBULATORY BLOOD PRESSURE MONITOR AT THE GENERAL HOSPITAL IN DAK LAK PROVINCE
2013
Ngo
Van Hung1
Background: Recently
applying 24 hour ambulatory blood pressure
measurements technique has contributed
an
important role in
clinical practice.
By
this
technique we can diagnose white -coat hypertension and distinct between dipping
or non-dipping status of blood pressure. The problem is the non- dipping status of blood pressure is associated
with high risk of
cardiovascular events than the dipping status. 24 hour ambulatory blood pressure measurements technique demonstrates advantage because it can
determine types of hypertension, dipper blood
pressure. These factors all affect the prognosis,
target organ damage and is independent predictor
of mortality risk due to cardiovascular disease 4,
5. Therefore, we conducted a study titled " Blood
pressure variability in patients with primary hypertension by 24
hour
ambulatory blood pressure
monitor at the General Hospital in Dak Lak province 2013".
Objective: To determine the prevalence of patients with dipper and non-dipper hypertension.
Subjects and methods:
cross-sectional descriptive study. Inclusion
criteria of the Vietnam cardiologists Organization for hypertensive patients who come to diagnose and treat in Medicine
Cardiology department of
Dak Lak General Hospital
in 2013, stop taking hypotensor at least 24
hours. HA assessment is really considered normal when the average value measured at less than
140/90mmHg
at
clinic and BP values according to ABPM
daytime average is below
135/85mmHg.
High blood pressure is defined when
the average BP ≥ 140/90mmHg at clinic and average BP daytime according
to ABPM ≥ 135/85mmHg. The dipping status (Dipper) as the
average value nighttime BP ≥ 10% compared with average daytime value.
If <10% average
daytime BP is not dipping
(Non-dipper) 1, 2, 3.
Results:
- The
prevalence according
to grade of
hypertension: hypertension
grade I:
13.6%, hypertension grade II: 45.5% and hypertension grade III 18%.
- Most hypertensive patients have cardiac lesions (43,2%), followed by the brain (15.9%)
and kidneys (13.6%).
- Measured BP 24 hours: Dipper systolic blood pressure were 137,4±23,3 and non-dipper
were 155,7±25,1. Dipper diastolic blood
pressure were 81,6±16,4
and non-dipper diastolic
blood pressure were 93,5±20,0.
- There
was difference
between
dipper and
non-dipper blood
pressure of
systolic
hypertension nighttime (p< 0,05).
- There
was difference
between
dipper and
non-dipper blood
pressure of
systolic
hypertension and diastolic hypertension in 24hour (p< 0,05).
- The prevalence of dipper hypertension accounted for 59.1% and non- dipper hypertension of 40,9%.
Keywords: Hypertension, Holter.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một bệnh lý tim mạch thường gặp nhất, được quan tâm hàng đầu của y học thế giới do sự gia tăng tuổi thọ và tần suất các yếu tố nguy cơ. Huyết áp tâm
thu liên quan chặt chẽ với tỷ
lệ mới mắc về bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi và liên quan với tổn
thương cơ quan đích nhiều hơn HATTr. Ở Việt Nam, có một số nơi đã sử dụng kĩ thuật đo huyết áp lưu động
24h và có khá nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp này với các mục tiêu khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu tại tỉnh Đắk
Lắk là tỉnh đặc trưng có nhiều đồng bào thiểu số thì chưa có
công trình nghiên cứu nào. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Biến thiên huyết áp trên bệnh nhân có tăng huyết áp bằng đo huyết
áp lưu động 24h tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Đắk Lắk năm 2013”. Với mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có trũng và không trũng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
nghiên cứu
2.1.1. Nhóm bệnh
BN có THA theo tiêu chuẩn của Hội tim
mạch
học Việt Nam đến khám và điều trị tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2013 ngưng thuốc hạ HA tối thiểu 24h.
Chấp nhận tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- THA kèm ĐTĐ.
- THA trong giai
đoạn cấp của đột quỵ, suy
thận mạn.
2.1.3. Địa điểm và thời gian
Tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2013.
2.2. Phương pháp
nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Tính cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:
n
= z21-a/2 p(1-p)
d2
Trong đó:
- z21-a/2: Giá trị
tương ứng bằng 1,962, với độ tin cậy là 95%.
-
p: Tần suất ước luợng mắc bệnh trong quần thể; d: độ chính xác mong muốn.
Từ công thức trên tính được
cỡ mẫu là ≥ 43.
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Mỗi bệnh
nhân được khảo sát theo phiếu nghiên cứu với quy trình sau: Tiến hành hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm
sàng tỉ mỉ để chọn lựa đối tượng nghiên cứu đạt tiêu chuẩn quy định. Các xét nghiệm
được lấy máu đảm bảo đúng quy trình, các thủ thuật thăm
dò được tiến hành và phân
tích tại khoa Nội Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk
Lắk.
- Xác định đặc điểm mẫu nghiên cứu: Tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, khu vực sống.
- Xác định các yếu tố nguy cơ: Rối loạn lipid máu, thói quen hút thuốc, lối sống tĩnh tại, béo phì...
2.3. Xử lí số liệu
Bằng phương pháp thống kê y học, ứng dụng phần mềm Medcalc, SPSS, excel 2003.
3. KẾT QUẢ

Đặc tính
Giới tính
|
Tần số
|
Tỉ lệ %
|
p
|
Nam
|
25
|
56,8
|
>0,05
|
Nữ
|
19
|
43,2
|
Nhận xét: Không có sự khác biệt về giới.

Đặc tính
Nhóm tuổi
|
Tần số
|
Tỉ lệ %
|
p
|
<=30
|
1
|
2,3
|
>0,05
|
31-40
|
2
|
4,5
|
|
41-50
|
5
|
11,4
|
|
51-60
|
11
|
25,0
|
|
61-70
|
14
|
31,8
|
|
>70
|
11
|
25,0
|
|
Tổng
|
44
|
100,0
|
Nhận xét: Không có sự khác biệt về tỉ lệ theo nhóm tuổi.

Đặc tính
Dân tộc
|
Tần số
|
Tỉ lệ %
|
p
|
Kinh
|
37
|
84,1
|
<0,05
|
Thiểu số
|
7
|
15,9
|
Nhận xét: Dân tộc kinh THA chiếm 84,1%.

Đặc tính
Khu vực sống
|
Tần số
|
Tỉ lệ %
|
p
|
Thành thị
|
36
|
79,5
|
<0,05
|
Nông thôn
|
8
|
20,5
|
Nhận xét: THA cho thấy tập trung vùng thành thị chiếm 79,5%.

Đặc tính
Nghề nghiệp
|
Tần số
|
Tỉ lệ %
|
p
|
Nông
|
18
|
40,9
|
>0,05
|
Viên chức
|
5
|
11,4
|
|
Khác
|
21
|
47,7
|
Nhận xét: Phần lớn các đối tượng làm nghề nông (40,9%),
tiếp đến là cán bộ công chức (11,4%)
và nghành nghề khác (47,7%).
Bảng 6. Rối lọan lipid máu của nhóm nghiên cứu
Rối loạn lipid
máu
|
n
|
Tỉ lệ
|
Có
|
27
|
61,4
|
Không
|
17
|
38,6
|
Tổng
|
44
|
100
|
Nhận xét: Rối lọan lipid máu của nhóm nghiên cứu chiếm 61,4%.
Bảng 7. Rối loạn lipid máu từng thành phần
Bilan lipid máu
|
n
|
Tỉ lệ
|
Tăng cholesteron
|
9
|
20,5
|
Tăng triglycerid
|
21
|
47,7
|
Tăng LDL-C
|
8
|
18,2
|
Giảm HDL-C
|
12
|
27,3
|
Nhận xét: Rối lọan lipid máu trong đó thành phần tăng triglycerid chiếm 47,7%; tăng cholesteron
20,5%; giảm HDL-C chiếm 27,3%; tăng LDL- C chiếm 18,2%.
Tỉ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có trũng và không trũng
Bảng 8. Phân bố tỉ lệ các độ THA
Độ THA
|
Tần số
|
Tỉ lệ %
|
p
|
Độ I
|
6
|
13,6
|
>0,05
|
Độ II
|
20
|
45,5
|
|
Độ III
|
18
|
40,9
|
|
Tổng
|
44
|
100,0
|
độ III.
Nhận xét: Tỉ lệ
theo
phân độ tăng
huyết áp
có 13,6%
THA
độ I; 45,5%
THA độ
II; 18% THA
Bảng 9. Phân bố tỉ lệ các tổn thương cơ quan đích
Tổn thương cơ quan đích
|
Tần số
|
Tỉ lệ %
|
p
|
Tim
|
19
|
43,2
|
>0,05
|
Thận
|
6
|
13,6
|
|
Não
|
7
|
15,9
|
|
Tổng
|
32
|
72,7
|
Nhận xét: Phần lớn ở bênh nhân THA có tổn thương tim (43,2%),
tiếp đến là Não (15,9%) và

Bảng 10. Mối liên quan các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA có trũng và không trũng
THA
Yếu tố nguy cơ
|
Có trũng
(n=26)
|
Không trũng
(n=18)
|
OR
|
p
|
||
n
|
%
|
n
|
%
|
|||
THA
|
26
|
100
|
18
|
100
|
-
|
-
|
Rối loạn lipid máu
|
12
|
46.1
|
15
|
83.3
|
5,8
|
<0,05
|
Béo phì
|
8
|
30.8
|
11
|
61.1
|
3,5
|
<0,05
|
ĐTĐ
|
4
|
15.4
|
3
|
16.7
|
1,1
|
>0,05
|
Hút thuốc lá
|
15
|
57,7
|
9
|
50,0
|
1,4
|
>0,05
|
Lối sống tĩnh tại
|
8
|
30.8
|
5
|
27.8
|
0,9
|
>0,05
|
Nhận xét: Phần lớn ở bênh nhân THA không trũng có rối loạn lipid máu chiếm 83,3% (OR= 5,8;

Bảng 11. Trung bình huyết áp biến thiên theo ngày đêm
Huyết áp
Thời điểm
|
Chỉ số
Huyết áp
|
Có trũng
|
Không trũng
|
p
|
Ban ngày
|
HATT
|
143,4±26,1
|
149,1±23,9
|
>0,05
|
HATTr
|
85,2±22,7
|
87,2±21,5
|
>0,05
|
|
Ban đêm
|
HATT
|
133,1±22,5
|
161,6±26,9
|
<0,01
|
HATTr
|
109,3±49,9
|
96,2±22,0
|
>0,05
|
|
HA 24 giờ
|
HATT
|
137,4±23,3
|
155,7±25,1
|
<0,05
|
HATTr
|
81,6±16,4
|
93,5±20,0
|
<0,05
|
|
p
|
p1<0,01; p2<0,01
|
p1<0,01; p2<0,01
|
(p1: so sánh HATT ban ngày - HATT ban đêm, t test cặp đôi p2: so sánh HATTr ban ngày - HATTr ban đêm, t test cặp đôi) Nhận xét:
- Có sự khác biệt giữa THA có trũng và không có trũng của tăng HATT về ban đêm (p<0,05).
- Có sự khác biệt giữa THA có trũng và không có trũng của tăng HATT, HATTr 24 giờ
(p<0,05).
Bảng 12. Phân bố tỉ lệ THA có và không trũng
THA
|
Tần số
|
Tỉ lệ %
|
P
|
Có trũng
|
26
|
59,1
|
>0,05
|
Không trũng
|
18
|
40,9
|
|
Tổng
|
44
|
100,0
|
Nhận xét: Tỉ lệ THA có trũng chiếm 59,1% và không trũng chiếm 40,9%.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
- Tuổi: Đối tượng nghiên cứu được phân bố đều ở
các
lứa tuổi, tập trung THA nhiều ở lứa tuổi
trên
50 (Bảng 3.2). Phù hợp với các y văn thế giới, thường THA xuất hiện nhiều các các lứa tuổi này.
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh và Dương Thanh Bình tại Thừa Thiên Huế có nhóm tuổi này.
- Giới: Không có sự khác biệt về tỉ lệ cá nhóm tuổi giữa nam và nữ (Bảng 3.1).
- Nghề nghiệp: Phần lớn các đối
tượng làm nghề nông (40,95%),
cán bộ công chức (11,4%) và nghề nghiệp khác (47,7%) (Bảng 3.5).
- Rối lọan lipid máu: Rối lọan lipid máu của nhóm nghiên cứu chiếm 61,4%, trong đó tăng triglycerid chiếm 47,7%; tăng cholesteron 20,5%; giảm HDL-C chiếm 27,3%; tăng LDL- C chiếm
18,2%. Phần lớn ở bênh nhân THA không trũng có rối loạn lipid máu chiếm 83,3% (OR= 5,8; p<0,05),
tiếp đến là Béo phì chiếm 61,1%(OR=
3,5; p<0,05). Tỷ lệ rối loạn lipid máu trên bệnh nhân THA trong nghiên cứu của Mạch Chương Bình là 80,88, của Nguyễn Đức Công là 86,3%, đều tương đồng với kết
quả
của nghiên cứu của chúng tôi. Kiểu rối loạn tương tự như nghiên cứu của Mạch Chương Bình: Triglyceride bị rối loạn nhiều nhất (68,8%), kế đến LDL-C, HDL-C (39,6%) và tỷ
lệ
rối loạn HDL-C (13,8%). Tỷ lệ rối loạn HDL-C khá cao trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Công (40%) và Châu Ngọc
Hoa
(42%) 3, 5, 7.
4.2. Tăng huyết áp có trũng và không trũng
4.2.1. Phân độ THA
Theo kết quả của chúng tôi (Bảng 9) cho thấy tăng huyết áp chiếm 13,6% THA độ I, chiếm
45,5% THA độ II, chiếm 18% THA độ III và phần lớn ở bênh
nhân THA có tổn thương Tim (43,2%),
tiếp đến là Não (15,9%) và Thận (13,6%).
Các nghiên cứu trên thế giới, khỏang 50 triệu người Mỹ có THA (HATTh>140 mmHg hoặc HATTr>90 mmHg) hoặc đang điều trị thuốc chống THA. Việc giảm áp lực máu tới mức bình thường dẫn đến giảm tương ứng TBMMN xảy ra. Trong điều trị THA, nếu
HATTh giảm 10 mmHg sẽ giảm 35-40% YTNC của TBMMN. Vữa xơ động mạch là YTNC dẫn đến
TBMMN, trong đó tăng HATT
hoặc
tăng HATTr là yếu tố quan trọng nhất gây nên vữa xơ động mạch. Trong một nghiên cứu trên 5.000 người độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi đuợc theo đõi trong vòng
18
năm, cho thấy khả năng THA gây TBMMN gấp 7 lần so với người không THA. Người ta thấy rằng HATTh 160 mmHg hoặc HATTr 95 mmHg nguy cơ TBMMN
tăng gấp
3 lần. Dĩ nhiên những bệnh nhân này
nên
điều trị thuốc chống THA.
Nghiên cứu lâm sàng của Frank J Domino, Norman M Kaplan
(2004), sử dụng liệu pháp chống THA đã giảm tỉ lệ mắc TBMMN khỏang 35-40%; 20%-25% nhồi
máu cơ tim (NMCT); và hơn
50% suy
tim.
Người ta đã
ước tính rằng,
trong các bệnh nhân với THA độ I (ví dụ,
HATTh 140-159 mmHg và /hoặc
HATTr 90-99 mmHg) và kèm theo các YTNC bệnh tim
mạch, nếu duy trì giảm HATTh 12 mmHg liên tục trong 10 năm sẽ dự phòng giảm tỉ lệ tử vong là
9,9% 15, 17, 18.
Ở mọi vùng địa lý nơi mà được nghiên cứu đều cho thấy THA tâm thu, tâm trương hay cả tâm
thu lẫn tâm trương là yếu tố nguy cơ độc lập gây ra tất cả các loại bệnh lý tim mạch. Có khỏang 8-18% người truởng thành THA, trong đó hơn một nữa là người cao tuổi. Nhưng tỉ lệ các loại THA gây bệnh lý tim mạch như thế nào thì vẫn còn bỏ ngõ. Khi HATT =160mmHg và hoặc là HATTr = 95 mmHg thì nguy cơ tăng 3,1 ở nam giới và 2,9 lần ở nữ giới so với HA bình thường. Nếu HATT 140-159mmHg và
HATTr 90-94 mmHg thì 50% gia tăng nguy cơ đột quỵ. Tại Huế, từ 1992-1994 tác giả Hoàng Khánh nghiên cứu 921 trường hợp đột quỵ thấy THA ở thể XHN 90,45% còn ở thể NMN 62,68%, không biết THA trước đó là 72,20%. Nhìn chung thì tỷ lệ mới mắc về bệnh
lý tim mạch ở người cao tuổi liên hệ
chặt
chẽ với HATT hơn là HATTr 9, 10.
4.2.2. Phân bố tỉ lệ THA có và không trũng
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ THA có trũng chiếm
59,1% và không trũng chiếm 40,9%
(Bảng 12). Hiện tuợng có trũng hay
không có trũng
(dipper hay non-dipper) đã đuợc
nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước đề cập. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Trâm Em trên 100 người bình thường
và 52 người THA cho thấy,
ở người bình thường
tỷ
lệ không có trũng HA
Ban Ðêm là 61%,
ở người THA là 63,5%.
Tỷ lệ không có trũng HABÐ tăng dần theo độ tuổi ở bênh nhân
THA. Nghiên cứu của Cao Thúc Sinh cho thấy ở người bình thường, tỷ lệ có trũng HA Ban Ðêm là 56,7%, không có trũng là
43,3%; ở người THA tỷ lệ này là 60% và 40%, kết quả so sánh thống kê cho thấy không có sự khác
nhau giữa tỷ lệ có giảm và không giảm HA ban đêm trên cùng một đối tương nghiên cứu; không có sự
khác
nhau của 2 tỷ lệ trên giữa người bình thường và người THA. Nghiên cứu của Hatem Fahan và cộng sự:
"so sánh theo dõi HA lưu động 24 giờ và đo HA phòng
khám trong đánh giá nguy cơ và điều
trị THA" tại Oman nam 2010 trên 104 bệnh nhân THA cho thấy, tỷ lệ không có trũng HA ban đêm ở
người THA là 64,4%. Nghiên
cứu của
S Jain và cộng sự
(2004) tại Ấn Ðộ 16 đánh
giá "rối
loạn
nhịp ngày đêm của huyết áp trong đột quỵ não cấp" trên 50 bệnh nhân (26 nam, 24 nữ, tuổi trung bình
57±11,5), đo HA lưu động trong vòng 120 giờ sau khởi phát đột quỵ cho thấy, tỷ lệ không có trũng HA ban đêm là 88% (44 bệnh nhân), có có trũng là 12% (6 bệnh nhân) 6, 10, 12. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi (Bảng 11) cho thấy có sự khác biệt giữa THA có trũng và không có trũng của tăng HATT về
ban
đêm (p<0,05) và sự khác biệt giữa THA có trũng và không có trũng của tăng HATT, HATTr 24 giờ
(p<0,05). Như vậy, HA đo quy uớc tại phòng khám không phải ảnh được đầy đủ, chính xác gánh nặng HA bệnh nhân phải chịu đựng. Trái lại, HA đo ABPM 24 giờ phản ánh đuợc những biến thiên sinh học ngắn
hạn, ban ngày, ban đêm
tác động
trên HA và phản ánh
gánh nặng THA đầy đủ
hơn, trung
thực
hơn.
Nếu chỉ căn cứ vào kết quả đo HA quy uớc sẽ có
một số bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm là THA,
hoặc
bị đánh giá sai mức độ THA hoặc trái lại bị bỏ sót, đuợc xem như
là
nguời bình thuờng. Họ sẽ đuợc theo dõi, điều trị hoặc bị điều trị không đúng, gây tốn kém, ảnh huởng đến tâm lý, đời sống và đôi khi
còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Ðo huyết áp liên tục 24 giờ có thể giúp gián biệt được 2 trạng thái có trũng (CT) và không có trũng (KCT) của huyết áp. Ðo huyết áp liên tục 24 giờ cho phép ghi lại
điễn biến tần số mạch 24 giờ, qua đó có thể cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến bệnh lý
tim mạch. ABPM 24 giờ cho phép dự đoán các biến chứng tim mạch. Các nghiên cứu chứng tỏ các trị số HA 24 giờ liên quan chặt chẽ với các biến chứng tim mạch. Nhờ vào đo HA liên tục 24 giờ nguời ta đã biết đuợc cụ thể biến thiên của HA trong suốt ngày và đêm, từ đó một số vấn đề đã, đang và sẽ tiếp tục đuợc làm sáng tỏ. Năm 1997, Nguyễn Diệu Liên Phương tổng kết hiệu quả sử dụng máy đo HA tự động 24 giờ tại Bệnh
viện Thống Nhất thành phố
Hồ
Chí Minh trong chẩn
đoán, theo dõi diều
trị và tiên luợng bệnh nhân THA. Năm 2000, Bùi Xuân Hợp đã khảo sát sự biến thiên HA trong 24 giờ ở nguời cao tuổi bị THA bằng ABPM. Năm 2002, Nguyễn Ðang Cường nhận xét kết quả đo HA bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ trên 119 bệnh nhân THA tại bệnh viện
7A
đã có kết luận
sự
tổn thương cơ quan đích có liên quan với tính chất “không trũng” của đuờng biến thiên huyết áp 24 giờ 8,
9, 11, 13, 17.
5. KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
- Không có sự khác biệt về tỉ lệ nghề nghiệp theo giới.
- Dân tộc kinh THA chiếm 84,1%.
- THA cho thấy tập trung vùng thành thị chiếm 79,5%.
- Phần lớn các đối tượng làm nghề nông (40,9%),
tiếp đến là cán bộ công chức (11,4%) và
nghành nghề khác (47,7%).
5.2. Tỉ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có trũng và không trũng
- Tỉ lệ theo phân độ tăng huyết áp: 13,6% THA độ I, 45,5% THA độ II và 18% là THA độ III.
- Phần lớn ở bênh nhân THA có tổn thương tim (43,2%),
tiếp đến là Não (15,9%) và Thận
(13,6%).
- Đo HA 24 giờ: HATT có trũng là 137,4±23,3 và không có trũng là 155,7±25,1. HATTr có trũng là 81,6±16,4 và không có trũng là 93,5±20,0.
- Có sự khác biệt giữa THA có trũng và không có trũng của tăng HATT về ban đêm (p<0,05).
- Có sự khác biệt giữa THA có trũng và không có trũng của tăng HATT, HATTr 24 giờ
(p<0,05).
- Tỉ lệ THA có trũng chiếm 59,1% và không trũng chiếm 40,9%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Lê Văn An, Dương Thị Ngọc Lan (2005), “Nghiên cứu sự thay đổi huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân THA nguyên phát bằng máy holter huyết áp”.
2. Võ
Như
An (2007), “Điều
trị tăng huyết
áp
và đặc điểm rối loạn
lipid máu ở người cao tuổi
tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận”, Tạp chí Y học TP. HCM, số 10(1), tr.52-56.
3. Mạch Chương Bình (2007), “Đặc điểm rối loạn lipid, lipoprotein máu ở bệnh nhân tăng
huyết áp lớn tuổi”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trương Quang Bình (2006), “Sinh bệnh học xơ vữa động mạch”, Bệnh động mạch vành
trong thực hành lâm sàng, TP. HCM: Nhà xuất bản Y học, tr.13-47.
5.
Nguyễn Đức Công,
Lê Gia
Vinh, Nguyễn Cảnh Toàn
và cs
(2005), “Nghiên cứu mối
tương
quan giữa lipid máu và huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học hội nghị tim mạch Miền Trung mở rộng lần thứ III, tr.524-529.
6.
Nguyễn Hữu
Trâm Em, Nguyễn Tấn Khang
(2000), Đánh giá cao huyết áp áo choàng trắng bằng
kỹ thuật
theo dõi huyết áp 24
giờ
(ABPM), Kỷ yếu
toàn văn các đề tài
khoa học, Đại hội tim mạch học quốc gia Việt Nam, tr. 215-223.
7.
Châu Ngọc Hoa (2005), “Chuyển
hóa lipid và
lipoprotein trên bệnh nhân tăng huyết áp và người
bình thường”, Tạp chí Y học TP. HCM, số 9(1), tr.43-48.
8. Phạm Gia Khải và cs (2002), “Tần suất THA và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía bắc Việt Nam”,
Tạp
chí Tim mạch học Việt Nam, Số 33.
9. Hoàng Khánh (2002), "THA trong tai biến mạch não",
Kỷ yếu toàn van các đề tài nghiên cứu khoa học, Ðại hội tim mạch học quốc gia Việt Nam, Hải Phòng 2002, tr. 84-89.
10. Hoàng Khánh, Tôn Thất Trí Dũng (năm 2011), “THA và tai biến mạch máu não”. Ðại hội tim mạch học quốc gia Việt Nam.
11. Hoàng Khánh (2000).
THA và thể tai biến mạch máu não tại bệnh viện Trung Ương Huế. Kỷ
yếu
toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị chuyên ngành Tim mạch và THA lần thứ IV 18-20 tháng 11 năm 1999 (301- 303) tại thành phố Hồ Chí Minh và Ðại hội Tim mạch học toàn Quốc lần thứ 8, 12-25
tháng 4 năm 2000, 208-214.
12.
Cao
Phúc Sinh, Huỳnh Văn Minh (2005), “Nghiên cứu biến thiên huyết áp của bệnh nhân THA nguyên phát bằng kỹ thuật holter 24 giờ”. Hội nghị Tim mạch Miền Trung mở rộng lần III,
Tr: 476-486.
13.
Cao
Thúc Sinh và cs (năm 2011). “Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân THA biến chứng nhồi máu não bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ”. Kỷ yếu tim mạch học Việt nam.
14. Extremera B, Maldonado Mart.Nocturnal, arterial pressure and the cardiovascular
risk factors in patients with arterial hypertension Med Clin (Barc) 2000 Jan 114:85-8.
15.
Ferrara AL, Pasanisi F, Crivaro M,
Guida L, Palmieri
V, Gaeta
I, Iannuzzi
R, Celentano
A Cardiovascular abnormalities in never-treated hypertensives according to nondipper status. Am J Hypertens 1998; Nov 11:1352-7.
16.
Zhao
Y, Liang B, Gai Y, Xu Y, Sun J, Yu Y. Dynamic analysis of 24 h blood pressure
in pilots and hypertensive. Space Med Med Eng 1997 Jun; 10:197-200.
17. Suzuki
Y, Kuwajima I,
Kanemaru A,
Shimosawa T,
Hoshino S, Sakai M, et
al. The cardiac
functional reserve
in elderly hypertensive patients with abnormal diurnal change in blood pressure.
J Hypertens 1992,10:
173-179.
18.
Pickering TG (1991),
“Ambulatory blood
pressure monitoring in
clinical practice”.
Clin Cardiol ;14:557-62.
No comments:
Post a Comment